Đua nhau phá rừng, lấn chiếm đất dự án ở Lâm Đồng
- Thứ sáu - 03/12/2021 14:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hàng trăm cây thông lớn nhỏ ngay sát chốt bảo vệ rừng đã bị ngang nhiên cưa trắng trong vòng vài tuần qua. Nhiều hecta đất lâm nghiệp nơi đây tiếp tục bị các đối tượng kéo tới lấn chiếm, trồng cây nông nghiệp như chốn không người quản lý.
Sự việc đang xảy ra tại tiểu khu 267c và 278a, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), lâm phần trước đây thuộc "Dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" rộng 268ha của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi vào tháng 6/2021.
"Cứ vài ngày lại có một nhóm người đem theo xăng, cưa máy và đồ ăn uống vào cưa hạ rừng thông. Tiếng cưa máy gầm rú cả ngày lẫn đêm, thông gãy đổ ào ào. Chúng tôi ai cũng biết nhưng không dám lên tiếng!..", một người đàn ông khoảng 40 tuổi làm vườn ngoài bìa rừng cho biết.
Sự việc đang xảy ra tại tiểu khu 267c và 278a, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), lâm phần trước đây thuộc "Dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" rộng 268ha của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi vào tháng 6/2021.
"Cứ vài ngày lại có một nhóm người đem theo xăng, cưa máy và đồ ăn uống vào cưa hạ rừng thông. Tiếng cưa máy gầm rú cả ngày lẫn đêm, thông gãy đổ ào ào. Chúng tôi ai cũng biết nhưng không dám lên tiếng!..", một người đàn ông khoảng 40 tuổi làm vườn ngoài bìa rừng cho biết.
Đua nhau cưa hạ rừng thông, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở dự án vừa thu hồi.
Theo người đàn ông này, việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại đây đã xảy ra từ nhiều năm qua, biến những cánh rừng thông xanh tốt bạt ngàn thành các khu rừng "rỗng ruột", thương tích nham nhở. Số phận rừng thông nơi đây đang tiếp tục bị "lâm tặc" định đoạt bằng việc cưa trắng để lấn chiếm đất, nhất là từ khi tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch đô thị Liên Khương - Prenn TP Đà Lạt qua khu vực.
Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, vị trí rừng thông đang bị các đối tượng cưa hạ, đốt phá, năm 2007 được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt để triển khai "dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" với diện tích 268ha.
Có trong tay dự án, doanh nghiệp này đã cưa hạ, khai thác hàng loạt cây thông cổ thụ dưới vỏ bọc "tận thu lâm sản". Sau 14 năm triển khai dự án, những gì doanh nghiệp làm được là 1 dãy nhà cấp 4 rộng khoảng 100m2. Công ty này đã để mất hàng chục hecta rừng và đất lâm nghiệp.
Trước thực trạng trên, thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, tháng 6/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi dự án của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, đồng thời giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh (huyện Đức Trọng) quản lý.
Thế nhưng, khi về tay chủ mới, "máu rừng" vẫn chảy ào ạt với hàng trăm cây thông lớn nhỏ bị các đối tượng kéo tới triệt hạ, cưa trắng trong thời gian dài, đua nhau lấn chiếm đất lâm nghiệp, tiếp tục biến những cánh rừng thông tự nhiên dày đặc thành rừng "rỗng ruột".
Những ngày cuối tháng 11/2021, PV Báo CAND đã tiếp cận hàng loạt điểm phá rừng đang xảy ra nơi đây. Phần lớn những vạt rừng thông vừa bị cưa hạ trong khoảng vài tuần qua, lá vẫn còn tươi.
Một số vị trí có đánh số thống kê lâm sản bị thiệt hại của cơ quan chức năng ở gốc các cây thông. Tuy nhiên, ghi nhận tại hiện trường từ việc đánh số thống kê trên gốc những cây thông bị cưa hạ cho thấy, có dấu hiệu "xé" nhỏ vụ việc.
Đặc biệt, những gốc thông bị cưa hạ được đánh số thống kê hầu hết đều có đường kính lớn, từ 30-60cm, những cây nhỏ hơn không được đánh số kiểm đếm. Mặc dù diện tích rừng bị cưa trắng rất lớn với nhiều vị trí nhưng hầu hết đã không được cơ quan chức năng kiểm đếm, thống kê trữ lượng gỗ bị thiệt hại để có căn cứ xử lý theo quy định.
Những vị trí rừng vừa bị lâm tặc cưa hạ, lấn chiếm đất lâm nghiệp mà PV Báo CAND tiếp cận có diện tích từ vài sào tới cả hecta. Ở phần lớn các khu vực này, rừng bị cưa trắng tới đâu cây nông nghiệp như cà phê, xoài, chuối... được trồng kín tới đó. Gỗ thông bị cắt thành từng lóng, tại một số vị trí có đường giao thông thuận tiện, phần gỗ đẹp nhất, to tới cả người lớn ôm không hết, đã bị các đối tượng lấy đi khỏi hiện trường.
Phần nhiều gỗ thông được các đối tượng cưa nhỏ, đắp thành từng đống lớn để làm ranh giới hoặc đẩy xuống những khe nước nằm giữa hai quả đồi để chôn lấp. Tại các vị trí khác, gỗ thông sau khi cưa trắng được thủ tiêu bằng cách dồn đống châm lửa đốt.
Hầu hết những khu vực rừng thông bị cưa trắng, trồng cây nông nghiệp vào thời điểm phóng viên tiếp cận hiện trường chưa được cơ quan chức năng đánh số thống kê, xác định khối lượng lâm sản thiệt hại.
Điều đáng nói, các vị trí rừng thông đang bị cưa phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp đều nằm xung quanh một chốt bảo vệ rừng được dựng lên cách đây vài tháng. Điểm rừng bị phá trắng gần nhất chỉ cách chốt này vài chục mét, xa nhất khoảng 500m.
Nhiều khu vực nằm lọt giữa rừng thông tự nhiên nhưng cũng đã xuất hiện các loại cây nông nghiệp như chuối, dứa... được cho là do các đối tượng trồng để "xí phần", khẳng định vị trí trên đã có chủ. Điều này khiến dư luận hoài nghi về năng lực quản lý bảo vệ rừng của lực lượng chức năng được giao.
Cũng theo tìm hiểu của PV Báo CAND, sau khi thu hồi toàn bộ "Dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" với diện tích 268ha của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý. Tuy nhiên, ngoài diện tích rừng vừa bị phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp, những vị trí rừng bị phá, lấn chiếm trước đây, thời thuộc sự quản lý trực tiếp của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng trồng lại rừng.
Nhìn một cách tổng thể, cả một khu vực đất lâm nghiệp rộng lớn với diện tích hàng hecta nay đã thành vùng sản xuất nông nghiệp với các loại cây hoa màu như chuối, xoài, đậu leo, mai anh đào... không thể còn nhận ra đây là đất lâm nghiệp.
Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, ngay khi tiếp nhận dự án thu hồi từ Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, nhận thấy khu vực này là điểm nóng về phá rừng nên lãnh đạo huyện Đức Trọng đã chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh lập chốt ngay khu vực này để quản lý, bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, ông Hoàng khá ngạc nhiên khi PV phản ánh rừng tại khu vực trên đang bị cưa trắng nhiều vị trí, đất lâm nghiệp tiếp tục bị lấn chiếm với quy mô lớn. Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng nói sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra sự việc và thông tin đến phóng viên sau.
Theo người đàn ông này, việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại đây đã xảy ra từ nhiều năm qua, biến những cánh rừng thông xanh tốt bạt ngàn thành các khu rừng "rỗng ruột", thương tích nham nhở. Số phận rừng thông nơi đây đang tiếp tục bị "lâm tặc" định đoạt bằng việc cưa trắng để lấn chiếm đất, nhất là từ khi tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch đô thị Liên Khương - Prenn TP Đà Lạt qua khu vực.
Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, vị trí rừng thông đang bị các đối tượng cưa hạ, đốt phá, năm 2007 được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt để triển khai "dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" với diện tích 268ha.
Có trong tay dự án, doanh nghiệp này đã cưa hạ, khai thác hàng loạt cây thông cổ thụ dưới vỏ bọc "tận thu lâm sản". Sau 14 năm triển khai dự án, những gì doanh nghiệp làm được là 1 dãy nhà cấp 4 rộng khoảng 100m2. Công ty này đã để mất hàng chục hecta rừng và đất lâm nghiệp.
Trước thực trạng trên, thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, tháng 6/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi dự án của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, đồng thời giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh (huyện Đức Trọng) quản lý.
Thế nhưng, khi về tay chủ mới, "máu rừng" vẫn chảy ào ạt với hàng trăm cây thông lớn nhỏ bị các đối tượng kéo tới triệt hạ, cưa trắng trong thời gian dài, đua nhau lấn chiếm đất lâm nghiệp, tiếp tục biến những cánh rừng thông tự nhiên dày đặc thành rừng "rỗng ruột".
Những ngày cuối tháng 11/2021, PV Báo CAND đã tiếp cận hàng loạt điểm phá rừng đang xảy ra nơi đây. Phần lớn những vạt rừng thông vừa bị cưa hạ trong khoảng vài tuần qua, lá vẫn còn tươi.
Một số vị trí có đánh số thống kê lâm sản bị thiệt hại của cơ quan chức năng ở gốc các cây thông. Tuy nhiên, ghi nhận tại hiện trường từ việc đánh số thống kê trên gốc những cây thông bị cưa hạ cho thấy, có dấu hiệu "xé" nhỏ vụ việc.
Đặc biệt, những gốc thông bị cưa hạ được đánh số thống kê hầu hết đều có đường kính lớn, từ 30-60cm, những cây nhỏ hơn không được đánh số kiểm đếm. Mặc dù diện tích rừng bị cưa trắng rất lớn với nhiều vị trí nhưng hầu hết đã không được cơ quan chức năng kiểm đếm, thống kê trữ lượng gỗ bị thiệt hại để có căn cứ xử lý theo quy định.
Những vị trí rừng vừa bị lâm tặc cưa hạ, lấn chiếm đất lâm nghiệp mà PV Báo CAND tiếp cận có diện tích từ vài sào tới cả hecta. Ở phần lớn các khu vực này, rừng bị cưa trắng tới đâu cây nông nghiệp như cà phê, xoài, chuối... được trồng kín tới đó. Gỗ thông bị cắt thành từng lóng, tại một số vị trí có đường giao thông thuận tiện, phần gỗ đẹp nhất, to tới cả người lớn ôm không hết, đã bị các đối tượng lấy đi khỏi hiện trường.
Phần nhiều gỗ thông được các đối tượng cưa nhỏ, đắp thành từng đống lớn để làm ranh giới hoặc đẩy xuống những khe nước nằm giữa hai quả đồi để chôn lấp. Tại các vị trí khác, gỗ thông sau khi cưa trắng được thủ tiêu bằng cách dồn đống châm lửa đốt.
Hầu hết những khu vực rừng thông bị cưa trắng, trồng cây nông nghiệp vào thời điểm phóng viên tiếp cận hiện trường chưa được cơ quan chức năng đánh số thống kê, xác định khối lượng lâm sản thiệt hại.
Điều đáng nói, các vị trí rừng thông đang bị cưa phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp đều nằm xung quanh một chốt bảo vệ rừng được dựng lên cách đây vài tháng. Điểm rừng bị phá trắng gần nhất chỉ cách chốt này vài chục mét, xa nhất khoảng 500m.
Nhiều khu vực nằm lọt giữa rừng thông tự nhiên nhưng cũng đã xuất hiện các loại cây nông nghiệp như chuối, dứa... được cho là do các đối tượng trồng để "xí phần", khẳng định vị trí trên đã có chủ. Điều này khiến dư luận hoài nghi về năng lực quản lý bảo vệ rừng của lực lượng chức năng được giao.
Cũng theo tìm hiểu của PV Báo CAND, sau khi thu hồi toàn bộ "Dự án trồng rừng, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf" với diện tích 268ha của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý. Tuy nhiên, ngoài diện tích rừng vừa bị phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp, những vị trí rừng bị phá, lấn chiếm trước đây, thời thuộc sự quản lý trực tiếp của Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng trồng lại rừng.
Nhìn một cách tổng thể, cả một khu vực đất lâm nghiệp rộng lớn với diện tích hàng hecta nay đã thành vùng sản xuất nông nghiệp với các loại cây hoa màu như chuối, xoài, đậu leo, mai anh đào... không thể còn nhận ra đây là đất lâm nghiệp.
Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, ngay khi tiếp nhận dự án thu hồi từ Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt, nhận thấy khu vực này là điểm nóng về phá rừng nên lãnh đạo huyện Đức Trọng đã chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh lập chốt ngay khu vực này để quản lý, bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, ông Hoàng khá ngạc nhiên khi PV phản ánh rừng tại khu vực trên đang bị cưa trắng nhiều vị trí, đất lâm nghiệp tiếp tục bị lấn chiếm với quy mô lớn. Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng nói sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra sự việc và thông tin đến phóng viên sau.
Nguồn: Báo Công an Nhân Dân