Hàng chục ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, ''xẻ thịt'' trái phép
- Thứ tư - 04/11/2020 14:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hàng chục ha đất lâm nghiệp tại Tiểu khu (TK) 473 xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm đã và đang bị đào múc với nhiều quả đồi bị san phẳng; nhiều km đường mở trái phép đâm xuyên qua cả một khu vực rộng lớn... tạo thành cảnh tượng tan hoang.
Cảnh tượng tan hoang
Đó là tình trạng đã và đang xảy ra tại TK473 thuộc địa phận Thôn 1, xã Lộc Tân. Đây được xem là “điểm nóng” lấn chiếm, sang nhượng, mua bán đất lâm nghiệp trái phép kéo dài trong thời gian qua. Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đã có mặt tại TK473 để ghi nhận vụ việc. Theo đó, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm nằm ngay đầu nguồn suối Cát đổ ra suối Đại Lào (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc). Từ ngay chân dốc suối Cát, một con đường lớn được mở rộng hơn 10 m đâm xuyên qua nhiều quả đồi rộng lớn.
Ngày 3/11, thời điểm chúng tôi tiếp cận hiện trường, men theo con đường vừa được mở xuyên qua nhiều quả đồi kéo dài nhiều km, có chừng 30 ha đất lâm nghiệp, trong đó có nhiều diện tích còn cây rừng đã và đang bị đào múc, san gạt “xẻ thịt” tan hoang. Ghi nhận cho thấy có 2 máy múc, 1 máy ủi và 4 xe ben mang biển số TP Hồ Chí Minh liên tục hoạt động hết công suất đào xới, múc đất san gạt một quả đồi rộng lớn. Đi sâu vào bên trong, men theo con đường vừa mở đâm xuyên vào một khu rừng nguyên sinh. Phía trên đỉnh, một quả đồi khác đã được san phẳng hoàn toàn. Trong khu vực này, nhiều nhánh đường mới được mở nối liền nhau chẳng khác nào một đại công trường đã được cấp phép thi công dự án.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 30 ha đất lâm nghiệp tại khu vực này, do một người ở TP Hồ Chí Minh mua lại bằng giấy viết tay của một người tên Phương, ngụ tại TP Bảo Lộc. Hiện tại, chủ nhân của hàng chục ha đất lâm nghiệp này đang bàn giao việc quản lý thi công mở đường, san gạt lại cho ông Huỳnh Hiếu Bình (ngụ tại Tiền Giang). Bên cạnh những quả đồi đã và đang được đào múc, san gạt thì nhiều diện tích cây rừng cũng đã bị cạo trọc và đường cũng đã được mở đâm xuyên qua các vạt rừng dài nhiều km. Điều đáng nói, nhiều km đường được mở trái phép trên đất rừng và diễn ra trong một thời gian dài, nhưng cơ quan chức năng tỏ vẻ không hề hay biết.
Theo ông Huỳnh Quang Công - Trưởng Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đam B’ri (huyện Bảo Lâm), diện tích đất lâm nghiệp bị tác động, trước đây, được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty Hùng Lộc Tiến quản lý, bảo vệ và trồng rừng. Tuy nhiên, do dự án này hoạt động không hiệu quả, nên UBND tỉnh đã rút giấy phép thu hồi và bàn giao toàn bộ diện tích dự án cho các địa phương quản lý. Sau đó, UBND huyện Bảo Lâm bàn giao toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tại TK473 cho Ban Quảng lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý, bảo vệ.
“Toàn bộ diện tích tại TK473 là đất lâm nghiệp, do đó, mọi tác động san gạt, đào múc tại đây đều vi phạm các quy định quản lý, bảo vệ rừng. Hơn 1 tháng trước, sau khi phát hiện vụ việc này, đơn vị đã phối hợp với UBND xã Lộc Tân vào kiểm tra, xử lý. UBND xã Lộc Tân cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc này. Thời điểm đó, việc tác động chỉ rất nhỏ. Không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn họ lại đào múc, san gạt lớn đến như vậy. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng và UBND xã Lộc Tân lập biên bản ghi nhận và báo cáo UBND huyện để có phương án xử lý trong thời gian tới”, ông Huỳnh Quang Công cho biết.
Chỉ đạo xử lý nghiêm
Ngày 4/11, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Nhi - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Sau khi tiếp nhận vụ việc này, UBND huyện đã lập tức chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý. Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng lập biên bản ghi nhận hiện trường và tạm đình chỉ mọi hoạt động tại TK473. Huyện cũng đã chỉ đạo tạm giữ các loại phương tiện tiến hành san gạt, đào múc tại đây để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật. Quan điểm của địa phương là không có sự bao che và ai sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó”.
Theo đó, đoàn liên ngành huyện Bảo Lâm gồm các lực lượng công an, UBND xã Lộc Tân phối hợp với đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đam B’ri đã có mặt tại TK473 tiến hành kiểm tra, ghi nhận hiện trường vụ việc. Tại đây, cơ quan chức năng đã dùng máy định vị đo tọa độ để xác định diện tích đất lâm nghiệp bị tác động san gạt, đào múc và mở đường trái phép. Thời điểm Đoàn liên ngành của UBND huyện Bảo Lâm tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường, cơ quan chức năng ghi nhận có 1 máy múc, 1 máy ủi và 1 xe ben tại quả đồi bị đào múc. Lần theo con đường vừa san ủi đi sâu vào giáp với bìa rừng nguyên sinh, còn có 2 xe ben núp bên trong. Sau khi tiến hành đo vẽ và ghi nhận vụ việc, các cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và UBND xã Lộc Tân đã tiến hành làm việc với người đại diện trực tiếp đào múc, san gạt tác động trực tiếp lên diện tích đất lâm nghiệp tại TK473; đồng thời, lập biên bản ghi nhận vụ việc để phục vụ công tác xác minh, xử lý các sai phạm theo quy định.
Có mặt kiểm tra tại hiện trường, ông Bùi Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm cho biết: “Vào đầu tháng 9/2020, sau khi tiếp nhận vụ việc này, địa phương đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vụ việc. Sau đó, địa phương đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng đối với người vi phạm; đồng thời, buộc ông Bình khôi phục và trồng cây xanh trên diện tích đã tác động. Chúng tôi đang tiến hành bấm tọa độ để xác minh diện tích, khối lượng đất lâm nghiệp bị tác động tại TK473 và lập biên bản ghi nhận hiện trường để xử lý theo quy định. Trong trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền của xã, chúng tôi sẽ báo cáo và chuyển hồ sơ lên UBND huyện Bảo Lâm để có hướng xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật”.
Ngày 3/11, thời điểm chúng tôi tiếp cận hiện trường, men theo con đường vừa được mở xuyên qua nhiều quả đồi kéo dài nhiều km, có chừng 30 ha đất lâm nghiệp, trong đó có nhiều diện tích còn cây rừng đã và đang bị đào múc, san gạt “xẻ thịt” tan hoang. Ghi nhận cho thấy có 2 máy múc, 1 máy ủi và 4 xe ben mang biển số TP Hồ Chí Minh liên tục hoạt động hết công suất đào xới, múc đất san gạt một quả đồi rộng lớn. Đi sâu vào bên trong, men theo con đường vừa mở đâm xuyên vào một khu rừng nguyên sinh. Phía trên đỉnh, một quả đồi khác đã được san phẳng hoàn toàn. Trong khu vực này, nhiều nhánh đường mới được mở nối liền nhau chẳng khác nào một đại công trường đã được cấp phép thi công dự án.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 30 ha đất lâm nghiệp tại khu vực này, do một người ở TP Hồ Chí Minh mua lại bằng giấy viết tay của một người tên Phương, ngụ tại TP Bảo Lộc. Hiện tại, chủ nhân của hàng chục ha đất lâm nghiệp này đang bàn giao việc quản lý thi công mở đường, san gạt lại cho ông Huỳnh Hiếu Bình (ngụ tại Tiền Giang). Bên cạnh những quả đồi đã và đang được đào múc, san gạt thì nhiều diện tích cây rừng cũng đã bị cạo trọc và đường cũng đã được mở đâm xuyên qua các vạt rừng dài nhiều km. Điều đáng nói, nhiều km đường được mở trái phép trên đất rừng và diễn ra trong một thời gian dài, nhưng cơ quan chức năng tỏ vẻ không hề hay biết.
Theo ông Huỳnh Quang Công - Trưởng Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đam B’ri (huyện Bảo Lâm), diện tích đất lâm nghiệp bị tác động, trước đây, được UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty Hùng Lộc Tiến quản lý, bảo vệ và trồng rừng. Tuy nhiên, do dự án này hoạt động không hiệu quả, nên UBND tỉnh đã rút giấy phép thu hồi và bàn giao toàn bộ diện tích dự án cho các địa phương quản lý. Sau đó, UBND huyện Bảo Lâm bàn giao toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tại TK473 cho Ban Quảng lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý, bảo vệ.
“Toàn bộ diện tích tại TK473 là đất lâm nghiệp, do đó, mọi tác động san gạt, đào múc tại đây đều vi phạm các quy định quản lý, bảo vệ rừng. Hơn 1 tháng trước, sau khi phát hiện vụ việc này, đơn vị đã phối hợp với UBND xã Lộc Tân vào kiểm tra, xử lý. UBND xã Lộc Tân cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc này. Thời điểm đó, việc tác động chỉ rất nhỏ. Không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn họ lại đào múc, san gạt lớn đến như vậy. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng và UBND xã Lộc Tân lập biên bản ghi nhận và báo cáo UBND huyện để có phương án xử lý trong thời gian tới”, ông Huỳnh Quang Công cho biết.
Chỉ đạo xử lý nghiêm
Ngày 4/11, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Nhi - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Sau khi tiếp nhận vụ việc này, UBND huyện đã lập tức chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý. Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng lập biên bản ghi nhận hiện trường và tạm đình chỉ mọi hoạt động tại TK473. Huyện cũng đã chỉ đạo tạm giữ các loại phương tiện tiến hành san gạt, đào múc tại đây để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật. Quan điểm của địa phương là không có sự bao che và ai sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó”.
Theo đó, đoàn liên ngành huyện Bảo Lâm gồm các lực lượng công an, UBND xã Lộc Tân phối hợp với đơn vị chủ rừng là Ban Quản lý rừng Phòng hộ Đam B’ri đã có mặt tại TK473 tiến hành kiểm tra, ghi nhận hiện trường vụ việc. Tại đây, cơ quan chức năng đã dùng máy định vị đo tọa độ để xác định diện tích đất lâm nghiệp bị tác động san gạt, đào múc và mở đường trái phép. Thời điểm Đoàn liên ngành của UBND huyện Bảo Lâm tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường, cơ quan chức năng ghi nhận có 1 máy múc, 1 máy ủi và 1 xe ben tại quả đồi bị đào múc. Lần theo con đường vừa san ủi đi sâu vào giáp với bìa rừng nguyên sinh, còn có 2 xe ben núp bên trong. Sau khi tiến hành đo vẽ và ghi nhận vụ việc, các cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và UBND xã Lộc Tân đã tiến hành làm việc với người đại diện trực tiếp đào múc, san gạt tác động trực tiếp lên diện tích đất lâm nghiệp tại TK473; đồng thời, lập biên bản ghi nhận vụ việc để phục vụ công tác xác minh, xử lý các sai phạm theo quy định.
Có mặt kiểm tra tại hiện trường, ông Bùi Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm cho biết: “Vào đầu tháng 9/2020, sau khi tiếp nhận vụ việc này, địa phương đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vụ việc. Sau đó, địa phương đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 triệu đồng đối với người vi phạm; đồng thời, buộc ông Bình khôi phục và trồng cây xanh trên diện tích đã tác động. Chúng tôi đang tiến hành bấm tọa độ để xác minh diện tích, khối lượng đất lâm nghiệp bị tác động tại TK473 và lập biên bản ghi nhận hiện trường để xử lý theo quy định. Trong trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền của xã, chúng tôi sẽ báo cáo và chuyển hồ sơ lên UBND huyện Bảo Lâm để có hướng xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật”.
Nguồn: Báo Lâm Đồng