Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng

http://kiemlamldo.org.vn


Loài cầy cực quý hiếm của Việt Nam nằm trong Sách đỏ, được cả thế giới chung tay bảo vệ đến cùng

Loài cầy cực quý hiếm của Việt Nam nằm trong Sách đỏ, được cả thế giới chung tay bảo vệ đến cùng

 
 
Loài cầy cực quý hiếm của Việt Nam nằm trong Sách đỏ, được cả thế giới chung tay bảo vệ đến cùng

Theo Sách đỏ Thế giới và Sách đỏ Việt Nam, loài động vật này thuộc danh mục loài nguy cấp, cần được bảo vệ.

  •  

Ở Việt Nam có một loài cầy rất đặc biệt. Chúng có tên là cầy vằn, còn được gọi là lửng chóc, tên khoa học là Chrotogale owstoni. Loài này kích thước nhỏ bé, chỉ dài khoảng 57 cm, có bộ lông rất đẹp, màu vàng nhạt hoặc xám bạc. Trên mặt cầy vằn có 3 sọc đen nhỏ, kẹp giữa 2 sọc trắng từ mũi đến đầu.

 

 

 

 

 

Cầy vằn rất khó sinh sản, mùa sinh sản của chúng ngắn, mỗi lứa cũng chỉ đẻ được 1-2 con nếu thành công. Loài cầy này hiền lành, thân thiện với con người. Chúng chuyên ăn giun đất, côn trùng, quả, chuột, ếch, nhái, chim, trứng chim…

 

 

Cầy vằn thường hoạt động trên mặt đất nên rất dễ dính bẫy. Vì có bộ lông đẹp và tuyến xạ có thể làm dược liệu nên chúng ngày càng bị loài người săn bắt nhiều. Cầy văn ở Việt Nam có 2 loại: cầy vằn bắc và cầy vằn nam. Cách phân biệt là cầy vằn bắc có nhiều đốm đen ở sườn và đùi còn cầy vằn nam không có.

 

 

 
Ski

Cầy vằn bắc được Sách đỏ IUCN xếp vào loài nguy cấp, có thể xem xét đưa vào xếp loại rất nguy cấp về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

Hiện tại, số lượng cầy vằn bắc ngoài tự nhiên đã giảm hơn 50% chỉ trong vòng 15 năm qua. Dự tính 15 năm tới chúng có xu hướng giảm thêm.

 

 

Để cùng Việt Nam bảo tồn cầy vằn, năm 2013, Vườn thú Newquay, Vương quốc Anh đã trao 2 cá thể cầy vằn cho Vườn Quốc gia Cúc Phương, Việt Nam. Hai cá thể này được sinh ra ở Anh, vượt 9.000 km về Việt Nam và được cách ly 30 ngày rồi cho phối giống. Việc làm đó nằm trong chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê (CPCP) nổi tiếng.

Mục đích của các nhà nghiên cứu là mong sẽ thiết lập được một quần thể cầy vằn có nguồn gen khỏe mạnh, được nuôi nhốt trong điều kiện tốt nhất, đồng thời nâng cao nhận thức toàn cầu.

 

 

Miền Bắc Việt Nam được đánh giá là một trong bảy vùng trọng điểm cho công tác bảo tồn loài thuộc các họ chồn, cầy trên thế giới. Thế nhưng, tình trạng buôn bán trái phép các động vật hoang dã nói chung, thú ăn thịt nhỏ nói riêng ở nước ta vẫn rất nhức nhối và cần được kiểm soát chặt chẽ.
Nguồn: Loài cầy cực quý hiếm của Việt Nam nằm trong Sách đỏ, được cả thế giới chung tay bảo vệ đến cùng (techz.vn)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây