Những trăn trở của lực lượng Kiểm lâm Rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
- Thứ năm - 05/10/2023 21:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những trăn trở của lực lượng Kiểm lâm Vườn trong những năm qua cũng như thời gian gần đây còn nhiều băn khoăn lo lắng: “Nếu các cơ quan cấp trên có liên quan không đánh giá tầm quan trọng của VQG một cách khách quan mà quyết định chuyển lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập sang lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách bảo vệ rừng theo chủ trương của Nghị định 01/NĐ/2019 thì liệu hơn 25.000 ha rừng nguyên sinh qúy báu của tỉnh Bình Phước nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung ở đây sẽ ra sao?” khi không có một lực lượng đủ mạnh để quản lý bảo vệ hiệu quả tài sản thiên nhiên vô giá của quốc gia.
Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (sau đây gọi tắt là Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng) có trụ sở chính tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng tiền thân là Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập, sau được chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Bù Gia Mập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 27/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ và thành lập Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập theo Quyết định số 901/2003/QĐ-UBND ngày 02/6/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc chuyển giao Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh về trực thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Thực hiện Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 23 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc chuyển giao Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập trực thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng hoạt động dựa trên Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên toàn bộ lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Sau hơn 20 năm hoạt động mặc dù đã có nhiều sự chuyển biến về nhân sự, thay đổi do cơ cấu tổ chức, chủ trương của Nhà nước (nhập Hạt kiểm lâm vào Vườn quốc gia từ năm 2003, tách khỏi Vườn từ năm 2008 thành lập Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập và nhập lại Vườn từ năm 2011). Lực lượng Kiểm lâm của Vườn luôn kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với quân số ngày được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm chú trọng, đội ngũ Kiểm lâm được đào tạo kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc xử lý công tác lâm luật đúng quy định có tính thuyết phục cao. Lực lượng Kiểm lâm của Vườn ngoài việc làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao còn là lực lượng nòng cốt làm điểm tựa cho các cộng đồng dân tộc tại chỗ tin tưởng, tham gia vào công tác bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các xã vùng đệm của Vườn và các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm luật Lâm nghiệp.
Trong những năm qua, số lượng cán bộ nhân viên của đơn vị luôn có sự thay đổi và biến động. Khi mới thành lập quân số của Hạt là 52 cán bộ nhân viên, sau một thời gian có một số cán bộ nhân viên nghỉ việc, chuyển công tác với nhiều lý do như áp lực công việc, xa gia đình, sức khỏe không đáp ứng với môi trường khí hậu khắc nghiệt, sốt rét kéo dài triền miên.. .có thời điểm quân số của Hạt chỉ còn 45 cán bộ nhân viên phân bổ cho 08 Trạm Kiểm lâm và 01 tổ Kiểm lâm cơ động & PCCCR, hầu hết các Trạm ở sâu trong rừng, điều kiện giao thông khó khăn, hệ thống thông tin liên lạc không có, điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới công tác chuyên môn nghiệp vụ. Điều kiện để Kiểm lâm học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn rất hạn chế lý do khi cử người đi đào tạo thì số lượng người ở lại không tương xứng, lúc đó hàng ngày luôn phải đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng lâm tặc tìm mọi sơ hở của lực lương bảo vệ rừng để xâm nhập vào rừng khai thác trái phép lâm sản của Vườn.
Với tình yêu đối với rừng từ khi mới vào nghề, Kiểm lâm vườn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, mặc dù chưa bao giờ được hưởng chế độ làm thêm giờ vào ban đêm hoặc những ngày nghỉ lễ, tết trọn vẹn nhưng lực lượng Kiểm lâm ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã không kể ngày đêm túc trực, tuần tra canh gác để rừng được bình yên, vất vả rủi ro là vậy nhưng quyền hạn, quyền lợi của Kiểm lâm Vườn không được quan tâm đúng mức, cơ sở hành lang pháp lý không rõ ràng, đặc biệt là thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính, gây khó khăn cho Hạt Kiểm lâm vườn khi các văn bản quy định nhà nước chồng chéo lẫn nhau, chưa nói làm việc vào ban đêm nếu trường hợp lâm tặc chống trả, hay rủi ro khác xảy ra thương tích đến tính mạng…thì rất khó xác định để lực lượng Kiểm lâm vườn được hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ.
Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (sau đây gọi tắt là Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng) có trụ sở chính tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng tiền thân là Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập, sau được chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Bù Gia Mập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 27/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ và thành lập Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập theo Quyết định số 901/2003/QĐ-UBND ngày 02/6/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc chuyển giao Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh về trực thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Thực hiện Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 23 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về việc chuyển giao Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập trực thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng hoạt động dựa trên Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên toàn bộ lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Sau hơn 20 năm hoạt động mặc dù đã có nhiều sự chuyển biến về nhân sự, thay đổi do cơ cấu tổ chức, chủ trương của Nhà nước (nhập Hạt kiểm lâm vào Vườn quốc gia từ năm 2003, tách khỏi Vườn từ năm 2008 thành lập Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập và nhập lại Vườn từ năm 2011). Lực lượng Kiểm lâm của Vườn luôn kề vai sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với quân số ngày được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm chú trọng, đội ngũ Kiểm lâm được đào tạo kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc xử lý công tác lâm luật đúng quy định có tính thuyết phục cao. Lực lượng Kiểm lâm của Vườn ngoài việc làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao còn là lực lượng nòng cốt làm điểm tựa cho các cộng đồng dân tộc tại chỗ tin tưởng, tham gia vào công tác bảo vệ rừng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các xã vùng đệm của Vườn và các đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm luật Lâm nghiệp.
Trong những năm qua, số lượng cán bộ nhân viên của đơn vị luôn có sự thay đổi và biến động. Khi mới thành lập quân số của Hạt là 52 cán bộ nhân viên, sau một thời gian có một số cán bộ nhân viên nghỉ việc, chuyển công tác với nhiều lý do như áp lực công việc, xa gia đình, sức khỏe không đáp ứng với môi trường khí hậu khắc nghiệt, sốt rét kéo dài triền miên.. .có thời điểm quân số của Hạt chỉ còn 45 cán bộ nhân viên phân bổ cho 08 Trạm Kiểm lâm và 01 tổ Kiểm lâm cơ động & PCCCR, hầu hết các Trạm ở sâu trong rừng, điều kiện giao thông khó khăn, hệ thống thông tin liên lạc không có, điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều tới công tác chuyên môn nghiệp vụ. Điều kiện để Kiểm lâm học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn rất hạn chế lý do khi cử người đi đào tạo thì số lượng người ở lại không tương xứng, lúc đó hàng ngày luôn phải đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng lâm tặc tìm mọi sơ hở của lực lương bảo vệ rừng để xâm nhập vào rừng khai thác trái phép lâm sản của Vườn.
Với tình yêu đối với rừng từ khi mới vào nghề, Kiểm lâm vườn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, mặc dù chưa bao giờ được hưởng chế độ làm thêm giờ vào ban đêm hoặc những ngày nghỉ lễ, tết trọn vẹn nhưng lực lượng Kiểm lâm ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã không kể ngày đêm túc trực, tuần tra canh gác để rừng được bình yên, vất vả rủi ro là vậy nhưng quyền hạn, quyền lợi của Kiểm lâm Vườn không được quan tâm đúng mức, cơ sở hành lang pháp lý không rõ ràng, đặc biệt là thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính, gây khó khăn cho Hạt Kiểm lâm vườn khi các văn bản quy định nhà nước chồng chéo lẫn nhau, chưa nói làm việc vào ban đêm nếu trường hợp lâm tặc chống trả, hay rủi ro khác xảy ra thương tích đến tính mạng…thì rất khó xác định để lực lượng Kiểm lâm vườn được hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ.
Hình ảnh những chốt tạm mà lực lượng Kiểm lâm Vườn tại những khu vực nguy cơ xảy ra khai thác lâm sản trái phép để ngăn chặn
Trong gần 08 năm qua mặc dù biên chế vẫn chưa được rõ ràng, chế độ đặc thù, công vụ vẫn còn hưởng theo kiểu xin – cho, nhưng trách nhiệm của mỗi Kiểm lâm vẫn giao quản lý từ 700 – 1.200 ha tùy theo điều kiện địa hình phức tạp, nếu để xảy ra mất lâm sản trên diện tích được giao quản lý, bảo vệ mà không phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì việc nhận hình thức kỷ luật là điều không thể tránh khỏi.
Lực lượng Kiểm lâm Vườn không những là cán bộ ở gần dân, gần rừng mà thực tế đã và đang ở sâu trong rừng thiêng nước độc để thực thi công vụ, đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng lấn chiếm đất rừng…nên trong những năm qua công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng được nâng cao rõ rệt, không để xảy ra tình trạng người dân phát dọn, phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Thay vào đó, họ trực tiếp tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuần tra bảo vệ rừng và chữa cháy rừng mỗi khi có cháy rừng xảy ra.
Lực lượng Kiểm lâm Vườn không những là cán bộ ở gần dân, gần rừng mà thực tế đã và đang ở sâu trong rừng thiêng nước độc để thực thi công vụ, đồng thời thực hiện công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng lấn chiếm đất rừng…nên trong những năm qua công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng được nâng cao rõ rệt, không để xảy ra tình trạng người dân phát dọn, phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Thay vào đó, họ trực tiếp tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuần tra bảo vệ rừng và chữa cháy rừng mỗi khi có cháy rừng xảy ra.
Một số hình ảnh lực lượng Kiểm lâm Vườn kết hợp với cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng đi tuần tra
Những năm trở lại đây, từ khi Hạt Kiểm lâm sáp nhập về Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, số lượng cán bộ nhân viên ngày một được tăng lên, Hạt Kiểm lâm đã giao khu vực cho các Trạm Kiểm lâm quản lý và tự xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, phối hợp với các đơn vị nhận khoán, các đồn Biên phòng, các đơn vị chức năng xã Bù Gia Mập, xã Đắk Ơ tăng cường công tác tuần tra trên các khu vực quản lý, nhất là các khu vực có nguy cơ cao về khai thác lâm sản. Hạt Kiểm lâm đã xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR giữa các đơn vị giáp ranh 02 tỉnh Đắk Nông – Bình Phước nhằm tạo điều kiện tốt cho nhau trong công tác BVR&PCCCR giữa các đơn vị với nhau. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp tuần tra truy quét, công tác tuyên truyền nên những năm gần đây tình hình khai thác lâm sản trái phép đã giảm đi rõ rệt, so với những năm trước đây, Hạt Kiểm lâm đã phát hiện ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, vừa mang tính chất răn đe vừa mang tính giáo dục tuyên truyền. Tuy nhiên các đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân tộc tại chỗ, người dân di cư tự do từ nơi khác đến nên việc xử lý vi phạm còn gặp rất nhiều khó khăn. Những trăn trở của lực lượng Kiểm lâm Vườn trong những năm qua cũng như thời gian gần đây còn nhiều băn khoăn lo lắng đó là: “Nếu các cơ quan cấp trên có liên quan không đánh giá tầm quan trọng của VQG một cách khách quan mà quyết định chuyển lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập sang lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo chủ trương của Nghị định 01/NĐ/2019 thì liệu hơn 25.000 ha rừng nguyên sinh quy báu của tỉnh Bình Phước nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung ở đây sẽ ra sao?” khi không có một lực lượng đủ mạnh, để quản lý bảo vệ hiệu quả tài sản thiên nhiên vô giá của quốc gia. Đó là câu hỏi thường hiện hữu trong mỗi Kiểm lâm viên chúng tôi, cũng như những người yêu thiên nhiên, yêu rừng./.
Nguồn: Hạt Kiểm lâm RĐD VQG Bù Gia Mập