Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng thực hiện Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp
- Thứ bảy - 30/09/2023 20:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng thực hiện Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Kế hoạch số 6327/KH-UBND ngày 21/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh các điển hình tiến tiến; phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ngày 27/9/2023, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp cho 449 người, là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2029. Hội nghị diễn ra tại Hội trường khách sạn Memories số 193, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Hội nghị đã được báo cáo viên pháp luật thuộc Chi cục Kiểm lâm đã phổ biến quán triệt đến toàn thể Hội nghị các nội dung pháp luật về Lâm nghiệp gồm:
- Khái quát đặc điểm tình hình rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Vai trò, ý nghĩa của rừng đối với đời sống (vai trò cung cấp: gỗ, củi, lương thực, dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ; rừng giữ không khí trong lành; điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn; bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng cho đất; góp phần tích cực bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước; vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ đa dạng sinh học, nơi nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch;..);
- Mục đích, quan điểm xây dựng Luật Lâm nghiệp;
- Những nội dung mới cơ bản của Luật Lâm nghiệp;
- Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân theo quy định của Luật Lâm nghiệp;
- Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp;
- Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.
Thông qua Hội nghị đã giúp cho người tham dự trang bị những kiến thức để nắm rõ và hiểu biết thêm về vai trò, ý nghĩa của rừng đối với đời sống, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và quan trọng hơn hết giúp cho người tham dự hiểu rõ những quy định hiện hành về pháp luật lâm nghiệp hiện nay.
Kết thúc Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp, báo cáo viên pháp luật thuộc Chi cục Kiểm lâm mong muốn những người tham dự tại Hội nghị hôm nay sẽ là những người trực tiếp tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp đến người dân sống xung quanh và trong khu vực; cùng vận động toàn thể người dân chung tay hưởng ứng:
1. Không chặt phá, khai thác, mua bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; săn, bắn, bẫy, bắt động vật rừng trái pháp luật.
2. Không mua bán, sang nhượng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
3. Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác, mua bán động vật rừng trái pháp luật.
4. Tích cực phát hiện và tố giác các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
5. Cùng góp sức trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng, động vật rừng nơi mình sinh sống.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Kế hoạch số 6327/KH-UBND ngày 21/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh các điển hình tiến tiến; phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ngày 27/9/2023, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp cho 449 người, là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2029. Hội nghị diễn ra tại Hội trường khách sạn Memories số 193, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Hội nghị đã được báo cáo viên pháp luật thuộc Chi cục Kiểm lâm đã phổ biến quán triệt đến toàn thể Hội nghị các nội dung pháp luật về Lâm nghiệp gồm:
- Khái quát đặc điểm tình hình rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Vai trò, ý nghĩa của rừng đối với đời sống (vai trò cung cấp: gỗ, củi, lương thực, dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ; rừng giữ không khí trong lành; điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn; bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng cho đất; góp phần tích cực bảo vệ sự phát triển bền vững của đất nước; vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ đa dạng sinh học, nơi nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch;..);
- Mục đích, quan điểm xây dựng Luật Lâm nghiệp;
- Những nội dung mới cơ bản của Luật Lâm nghiệp;
- Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân theo quy định của Luật Lâm nghiệp;
- Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sinh sống, hoạt động ở trong rừng, ven rừng về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp;
- Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.
Thông qua Hội nghị đã giúp cho người tham dự trang bị những kiến thức để nắm rõ và hiểu biết thêm về vai trò, ý nghĩa của rừng đối với đời sống, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và quan trọng hơn hết giúp cho người tham dự hiểu rõ những quy định hiện hành về pháp luật lâm nghiệp hiện nay.
Kết thúc Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về Lâm nghiệp, báo cáo viên pháp luật thuộc Chi cục Kiểm lâm mong muốn những người tham dự tại Hội nghị hôm nay sẽ là những người trực tiếp tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp đến người dân sống xung quanh và trong khu vực; cùng vận động toàn thể người dân chung tay hưởng ứng:
1. Không chặt phá, khai thác, mua bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; săn, bắn, bẫy, bắt động vật rừng trái pháp luật.
2. Không mua bán, sang nhượng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
3. Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác, mua bán động vật rừng trái pháp luật.
4. Tích cực phát hiện và tố giác các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
5. Cùng góp sức trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rừng, động vật rừng nơi mình sinh sống.
Một số hình ảnh Hội nghị:
Nguồn: Phòng Thanh tra pháp chế - Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng.