Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng

http://kiemlamldo.org.vn


Tội ác bên trong rừng thông Tây Nguyên: [Bài 1] Bãi gỗ thông cổ thụ bên bìa rừng Đạ Sar

Gần chục ha rừng thông Đạ Sar bị chết đứng, nhiều cây bị chặt hạ ngổn ngang ở bìa rừng... Hiện trạng tồn tại mấy năm qua tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Cách thức dùng khoan khoan sâu vào thân cây, sau đó tiêm hóa chất để đầu độc, giết hại cây… vẫn được lâm tặc sử dụng để sát hại những cánh rừng thông tại đây. Nhưng, một thủ đoạn man rợ hơn, để “truy sát” cây rừng, lâm tặc dùng rìu phạt sâu tới 2/3 thân cây sau đó khoan những lỗ thủng, bơm hóa chất và hun lửa, đợi cây “chết đứng”. Tội ác phá rừng có hệ thống xảy ra ở Lâm Đồng.

Thủ đoạn rất xưa cũ: phạt ngang thân cây, sau đó khoan lỗ bơm hóa chất để cây chết khô...

Thủ đoạn rất xưa cũ: phạt ngang thân cây, sau đó khoan lỗ bơm hóa chất để cây chết khô...

Tây Nguyên mùa mưa. Con đường độc đạo lên rừng thông Đạ Sar trở nên gập ghềnh, trơn trượt bởi những cơn mưa bất thường. Đất bazan gặp nước nhão nhoét, dính quện, nếu không cứng tay lái sẽ không thể trèo qua được đoạn đường dài hơn 2km toàn dốc trơn trượt.

Nếu không có người dẫn đường, có lẽ sẽ không ai biết một sự thực tại rừng thông 50 tuổi ở xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).

Anh T. - chủ một nhà vườn trồng rau sạch ở Đạ Sar đưa chúng tôi lên vùng rừng tang thương. Khi xe bắt đầu chạm rừng thông, một khung cảnh tan hoang hiện ra trước mắt: những gốc thông bị đốn hạ, vết chặt cách mặt đất chừng nửa mét vẫn còn nham nhở vết rìu; những cành thông to cỡ bắp đùi vẫn còn sót lại ngổn ngang, nhiều thân cành đã mục vì mưa nắng. Những cây thông đang tuổi trưởng thành, đường kính chừng 50cm nằm đổ rạp, đè lên những cây khác khiến những cây khác bị nghiêng đổ. Khu vực những cây thông bị chặt hạ để lại một khoảng trống toang hoác.

Những cây thông xấu số đầu tiên chúng tôi gặp nằm ngay bìa rừng là một cây thông lớn tuổi. Càng đi sâu vào bên trong, xuất hiện càng nhiều những cây thông đang bị chết khô, ở các tư thế chết đứng, chết nằm - hoàn toàn theo nghĩa đen.

Nhưng vẫn rất 'hiệu quả' khiến mục đích của kẻ phá rừng luôn đạt được. Ảnh: Kiên Trung.

Nhưng vẫn rất "hiệu quả" khiến mục đích của kẻ phá rừng luôn đạt được. Ảnh: Kiên Trung.

K. - người bạn đi cùng trong chuyến xâm nhập cánh rừng thông cổ thụ bị đốn hạ, dừng lại bên một gốc thông lớn bị chặt nham nhở vào tận trong lõi. Anh quàng tay ôm lấy gốc cây xấu số để ước lượng kích thước: vòng tay người trưởng thành mới chạm chưa được 2/3 vòng thân cây. Tiếp tục, anh săm soi chỗ gốc thông bị những nhát rìu phạt nham nhở, vết chém sâu tới 30cm, dài 40cm, ăn thẳng vào lõi cây cổ thụ.

Quan sát chừng một lúc, K. kêu lên thảng thốt khi phát hiện những vết khoan sâu dày chi chít, lỗ chỗ như tổ ong. Đây là những lỗ khoan bị khoan máy chọc vào, tiếp đó, nó sẽ được bơm hóa chất (thuốc diệt cỏ, dầu thải loại…) vào trong lõi để cây chết khô, chết đứng.

Theo hướng tay K. chỉ, ngay lập tức tôi nhanh chóng phát hiện ra những lỗ khoan dày chi chít vòng xung quanh vết rìu đốn hạ thân cây, rồi chạy dọc thân cây từ gốc lên đến lưng chừng thân, ánh chừng đến khoảng với của một người đứng dưới mặt đất - dấu hiệu của những chiếc máy khoan cầm tay dí bừa bãi vào cây đại thụ.

Qua những lỗ khoan này, kẻ sát hại cây sẽ bơm thuốc hóa chất vào trong thân cây để cây bị đầu độc, chết dần chết mòn, chỉ một thời gian ngắn sẽ khô héo, trơ trụi cành lá rồi chết đứng.

Vì sao hàng chục m3 gỗ thông nằm phơi mưa nắng?

Thảm họa của rừng thông càng đi sâu càng hiện rõ: những vạt thông bị đốn chặt, càng vào sâu bên trong càng dày, mật độ cây chết càng tăng. Nếu đứng từ xa sẽ rất khó phát hiện bởi những tán thông vòng ngoài sót lại tạo thành một bức bình phong che lấp những cây rừng đang thoi thóp. Tán cây vòng ngoài vô tình tạo thành bức màn che giấu đi tội ác bên trong những rừng thông cổ thụ.

 
 
 
 
Những thân cây còn tươi mới được chặt hạ tập kết bên bìa rừng thông cổ thụ Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Những thân cây còn tươi mới được chặt hạ tập kết bên bìa rừng thông cổ thụ Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Bên những vết thương nham nhở, lớp nhựa thông rịn ra vón thành cục, một số cây vẫn còn màu vàng đục như hổ phách, một số đã chuyển sang thành một cục nhựa đen. Thế mới thấy, loài thảo mộc cũng như con người. Nó là một thực thể sống, tự tìm cách chữa vết thương cho mình. Tuy nhiên, sự nỗ lực của nó cuối cùng cũng phải đầu hàng dã tâm của kẻ quyết đốn hạ, không cho phép nó tự cứu mình: bên những vết rìu chặt toang hoác ở gốc, sau khi khoan lỗ để bơm hóa chất vào cho cây chết, nó tiếp tục bị hun lửa, đốt cho vết thương không có khả năng lên da. Những vết cháy nham nhở, đen sì vẫn còn sót lại.

Chúng tôi thắc mắc với nhau rất lâu bên những gốc thông bị chết về loại thuốc độc nào đốt cháy những cây thông to khỏe, cao lừng lững vài chục mét, thân mọc thẳng trổ lên nền trời - loài cây kiêu hùng nhưng cũng đầy thơ mộng ở đất Tây Nguyên.

Anh T. - người chủ vườn rau ngay khu “nghĩa địa thông cổ thụ” bị đốn hạ, ngẩn người nghĩ một lúc, rồi sau đó anh điện thoại hỏi người đồng bào về nguyên nhân, nhưng không ai biết chính xác nó là gì, vì “chưa ai đi chặt hạ thông rừng bao giờ”.

Những lỗ khoan trên thân cây để bơm thuốc độc sát hại cây thông cổ thụ...

Những lỗ khoan trên thân cây để bơm thuốc độc sát hại cây thông cổ thụ...

Tuy nhiên, sau này chúng tôi đã giải mã được bí ẩn đó: lâm tặc dùng dầu thải loại - thứ dễ kiếm nhất, thậm chí đi xin được ở các tiệm sửa xe máy, hoặc mua cả can dầu thải loại với giá rẻ như cho - vài chục ngàn đồng, sau đó lấy xi-lanh bơm dầu thải vào những lỗ khoan trên thân cây, tiếp đó bật lửa đốt cháy gốc cây vừa sát hại. Dầu thải là thứ dễ cháy, kết hợp với nhựa cây thông cũng dễ cháy đã góp phần hun chết phần gốc. Cây thông có nỗ lực đùn nhựa để tự chữa lành vết thương cũng vô tác dụng, sau đó cứ suy kiệt dần, rồi tự chết.  

Đó là mánh khóe và tội ác của những kẻ giết rừng!

Bãi tập kết gỗ thông hàng chục m3 trải dài hàng trăm mét ở bìa rừng...

Bãi tập kết gỗ thông hàng chục m3 trải dài hàng trăm mét ở bìa rừng...

Những súc gỗ thông bị cưa đoạn vô tội vạ một cách rất lãng phí tài nguyên.

Những súc gỗ thông bị cưa đoạn vô tội vạ một cách rất lãng phí tài nguyên.

Bỏ lại cánh rừng bị đốn hạ theo kiểu xôi đỗ, tức là lâm tặc chọn những cây to, cổ thụ để sát hại trước, chúng tôi đi sâu vào bên trong. Đi thêm khoảng nửa cây số, chúng tôi không tin vào mắt mình khi bắt gặp một bãi gỗ thông trải dài cả trăm mét vứt ngổn ngang. Những cây gỗ lớn bị đốn hạ, cắt thành đoạn bằng cưa máy, dài đều nhau đúng 6m - kích thước mà theo anh T. đã có sự tính toán. Bãi gỗ thông nối liền nhau, có những cây đường kính lên tới gần 1m. Có những thân gỗ cổ thụ đã mục nát lớp vỏ vì mưa nắng, nhưng cũng có những cây còn tươi, dấu hiệu cho thấy vừa mới chặt hạ, cắt khúc, chia đoạn… gần đây.

Những tấm biển 'Bảo vệ rừng' được treo trên những thân cây đã chết khô vị bị chặt phá...

Những tấm biển "Bảo vệ rừng" được treo trên những thân cây đã chết khô vị bị chặt phá...

Đó là một nghịch lý đang tồn tại ở 'nghĩa địa thông' chết đựng trên rừng Đạ Sar.

Đó là một nghịch lý đang tồn tại ở "nghĩa địa thông" chết đựng trên rừng Đạ Sar.

Hai thân cây 'gác cổng' trên con đường vào 'nghĩa địa thông chết đứng'...

Hai thân cây "gác cổng" trên con đường vào "nghĩa địa thông chết đứng"...

Một chiếc lán canh của đơn vị bảo vệ rừng ngay tại khu vực rừng thông chết khô...

Một chiếc lán canh của đơn vị bảo vệ rừng ngay tại khu vực rừng thông chết khô...

“Nghĩa địa” thông bị chặt hạ kéo dài vài chục mét. Nhiều súc gỗ thông được đánh số thứ tự nằm ngổn ngang bên bìa rừng. Đây là khu vực rừng bảo tồn nghiêm ngặt, nghiêm cấm khai thác, chặt hạ, đã được giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (thuộc UBND huyện Lạc Dương) và UBND xã Đạ Sar quản lý, chăm sóc, giám sát.

Thế nhưng, thực tế dưới những tán rừng đang cho thấy một nghịch lý đau xót! 

Nguồn: Báo Nông nghiệp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây