Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Quản lý, bảo vệ rừng ở D’ran

Thứ tư - 10/05/2023 21:04
Quản lý, bảo vệ rừng ở D’ran

Lâm phần Ban Quản lý Rừng (QLR) phòng hộ D’ran nằm ở phía Bắc sông Đa Nhim, trải dài trên 5 xã, thị trấn gồm: D’ran, Lạc Xuân, Lạc Lâm, Thạnh Mỹ, Đạ Ròn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đơn vị được giao quản lý là 14.148,7 ha, trong đó đất rừng phòng hộ 14.074,0 ha; đất rừng sản xuất 74,7 ha. Qua đó, đơn vị đã triển khai, tổ chức thực hiện nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận thời gian vừa qua.

Lực lượng kiểm lâm và đơn vị nhận khoán tuần tra QLBVR
Lực lượng kiểm lâm và đơn vị nhận khoán tuần tra QLBVR

Trên cơ sở diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý, Ban QLR phòng hộ D’ran đã thực hiện quản lý theo từng loại rừng một cách có kế hoạch và chi tiết. Cụ thể, đối với diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ là 14.074.0 ha; chiếm 99,47% tổng diện tích được giao quản lý, đơn vị đã xây dựng các kế hoạch để quản lý, bảo vệ. Cụ thể, đối với diện tích đất có rừng, Ban QLR phòng hộ D’ran triển khai thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc tại chỗ và hộ người kinh nghèo thiếu đất sản xuất theo các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng và nguồn vốn ngân sách tỉnh để tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn vi phạm tài nguyên rừng.

Diện tích đất trống chưa có rừng, Ban QLR phòng hộ D’ran rà soát, đưa vào trồng rừng đối với những diện tích phù hợp, đủ điều kiện trồng rừng; những diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh, Ban QLR phòng hộ D’ran đưa vào kế hoạch khoanh nuôi, bảo vệ để tái sinh thành rừng và những diện tích đất trống (đồi đá, bãi lầy, dưới đường dây điện cao thế...) không thể trồng rừng thì không để tình trạng lấn chiếm xảy ra. Còn đối với diện tích đất người dân đang canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp, đơn vị thực hiện rà soát, quản lý, lập cam kết bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp đối với người dân đang sản xuất, xây dựng kế hoạch phục hồi rừng bằng giải pháp lâm - nông kết hợp theo Đề án Phục hồi rừng của tỉnh.

Riêng đối với diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất là 74,70 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích được giao quản lý, xen kẽ trong đất quy hoạch rừng phòng hộ và chủ yếu là đất nông nghiệp xâm canh trên đất lâm nghiệp, một số diện tích là rừng và một số ít đất trống cây bụi rải rác, manh mún nên từ trước đến nay, đất quy hoạch rừng sản xuất, Ban QLR phòng hộ D’ran thực hiện việc trồng rừng đối với diện tích đất trống và lập kế hoạch lâm sinh trên diện tích đất có rừng để nuôi dưỡng, bảo vệ, góp phần vào chức năng phòng hộ của rừng là chính, không thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu hiện trạng rừng tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích rừng tự nhiên đơn vị được giao quản lý là 14.148,70 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 12.474,19 ha; diện tích rừng tự nhiên 11.851,64 ha; diện tích rừng trồng là 622,55 ha; diện tích đất chưa có rừng là 1.674,51 ha; diện tích đã trồng rừng là 10,21 ha; diện tích đất chưa có rừng, đất khác, mặt nước là 340,82 ha và diện tích đất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp là 1.323,48 ha.

Theo đó, đơn vị thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR, lĩnh vực đất đai; các quy định PCCCR; đồng thời, tăng cường quán triệt đến toàn thể viên chức trong đơn vị nghiêm túc thực hiện theo văn bản chỉ đạo của các cấp trong thực hiện nhiệm vụ QLBVR. Ngoài ra, đơn vị giao trực tiếp cho cán bộ phụ trách tiểu khu phối hợp cùng kiểm lâm địa bàn, Ban Lâm nghiệp các xã, thị trấn đến tận nương rẫy của người dân đang canh tác trong và ven rừng để tổ chức vận động ký cam kết bảo vệ rừng. Đến thời điểm hiện tại, Ban QLR phòng hộ D’ran đã lập được hơn 1.300 bản cam kết bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên lâm phần đơn vị quản lý vẫn còn xảy ra 4 vụ người dân chuyển đổi, san gạt nương rẫy cũ để lấy mặt bằng trồng rau, hoa; đơn vị đã kịp thời phát hiện và báo cáo chính quyền địa phương xử lý vi phạm. 

Có thể nói rằng, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ rừng, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốt hơn những năm trước, nhưng tình hình phá rừng trái pháp luật trên địa bàn vẫn còn xảy ra. Tuy số vụ vi phạm giảm so với năm trước, nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra vi phạm, nhất là hành vi ken cây đổ hóa chất. Vì vậy, thời gian tới, Ban QLR phòng hộ D’ran đề ra mục tiêu phấn đấu giảm ít nhất 10% mức độ thiệt hại về diện tích rừng bị xâm hại, bị cháy, khối lượng lâm sản bị thiệt hại, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm so với năm trước.

Nguồn: Báo Lâm Đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây