Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Theo dấu đàn voi trong rừng khộp Yok Đôn

Chủ nhật - 16/07/2023 09:04

Vườn Quốc gia Yok Đôn có hàng chục cá thể voi đang sinh sống, bao gồm cả voi nhà được bảo tồn và voi rừng, sinh sống rải rác trong rừng thưa cây lá rộng.

 
 

Vườn Quốc gia Yok Đôn có diện tích 115.545ha, là khu rừng đặc dụng có diện tích lớn thứ hai trên toàn quốc. Là khu bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp duy nhất tại Việt Nam, Vườn Quốc gia Yok Đôn có tính đa dạng sinh học cao.

 
 

Vườn Quốc gia Yok Đôn có 1.006 loài thực vật, 650 loài động vật, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm như voi, bò tót, các loài thú móng guốc, các loài cây gỗ quý.

 
 

Đây cũng là Vườn Quốc gia duy nhất có mô hình du lịch thân thiện với voi nhà và voi hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng, hàng năm, thu hút được nhiều đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan.

 
 

Là tổ chức đầu tiên thay đổi mô hình du lịch thân thiện với voi tại Việt Nam, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn Huỳnh Nghĩa Hiệp cho biết, voi trong vườn giờ được tự do đi lại trong rừng. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm ngắm nhìn và tìm hiểu đời sống của chúng.

 
 

Theo chân quản tượng Y Khu, chúng tôi được tận mắt thấy cá thể voi Ta Nuôn (có nghĩa là “Tầm nhìn xa”), năm nay 40 tuổi, đang sinh sống trong khuôn viên Vườn Yok Đôn.

 
 

Trước đây, Ta Nuôn được nuôi như tại nhà như nhiều cá thể khác. Tuy nhiên, từ tháng 7/2018, khi Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) ký thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi mô hình du lịch voi với Vườn Yok Đôn, Ta Nuôn được trả về rừng. Voi tham gia mô hình du lịch thân thiện được tự do đi lại, ăn uống, di chuyển mà không có sự ràng buộc của con người, không sử dụng xích để tự do kiếm ăn trong rừng.

 
 

Anh Y Khu cho biết, mỗi voi cái chỉ cần một quản tượng chăm sóc, còn voi đực cần 2 người. Hàng ngày, anh vào rừng, theo dõi tập tính sinh hoạt, thói quen, cũng như sức khỏe của Ta Nuôn. Mỗi khi chúng có biểu hiện khác lạ, quản tượng phải ghi chép và báo cáo lại lãnh đạo vườn.

 
 

“Khi tai chúng dựng lên, đuôi cong vút, chứng tỏ voi đang giận dữ hoặc lo lắng về điều gì đó. Ngược lại, nếu tai chúng ve vẩy, bước đi chậm rãi, nghĩa là voi đang thích thú”, Y Khu nói.

 
 

Mỗi tối, các quản tượng phải đi “tiền trạm”, tìm những khu nhiều thức ăn, có gốc cây chắc để voi nghỉ. Đặc biệt, trong Vườn Yok Đôn hiện còn khá nhiều cá thể voi rừng sống hoang dã. Nếu phát hiện có voi rừng xung quanh, các quản tượng như anh phải lập tức mắc lều rồi ngủ chung cùng voi trong rừng.

 
 

Ông Vũ Đức Giỏi, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ của Vườn Quốc gia phấn khởi cho biết, voi được sống tự do như bây giờ nên khỏe mạnh và tuổi thọ tăng dần. Chúng sẽ hình thành tập tính bầy đàn trong tự nhiên như vốn có. Voi mẹ đẻ voi con, ra voi cháu rồi cứ thế sống bảo vệ nhau.

Nguồn: Báo Nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây