Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng

http://kiemlamldo.org.vn


Quan tâm chuyển đổi diện tích điều trên đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất

Liên tiếp những năm gần đây, diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho năng suất và thu nhập rất thấp. Chính vì vậy mà ở nhiều huyện hiện đang hướng dẫn và có chính sách hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt, thời gian tới đây, tỉnh quan tâm chuyển đổi diện tích cây điều trên đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất đã được giao cho hộ gia đình theo Dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn. 

Lãnh đạo huyện Cát Tiên thăm một hộ gia đình chuyển đổi cây điều sang sầu riêng hiệu quả cao tại địa phương
Lãnh đạo huyện Cát Tiên thăm một hộ gia đình chuyển đổi cây điều sang sầu riêng hiệu quả cao tại địa phương

Theo số liệu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, năm 2022, diện tích điều toàn tỉnh còn khoảng 22.063,1 ha, trong đó đất nông nghiệp 13.397,9 ha, đất lâm nghiệp 8.665,2 ha; năng suất bình quân chỉ đạt 5,4 tạ/ha. Trong đó, huyện Đạ Huoai có 9.652,6 ha thì đất nông nghiệp 6.247,5 ha, đất lâm nghiệp 3.405,1 ha; Đạ Tẻh có 6.050,5 ha gồm đất nông nghiệp 3.092,6 ha, đất lâm nghiệp 2.957,9 ha; Cát Tiên 5.957 ha, trong đó đất nông nghiệp 3.654,8 ha, lâm nghiệp 2.302,1 ha; huyện Đam Rông còn 233 ha; Bảo Lâm còn 180 ha. Năm 2022 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp các địa phương khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng điều tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2030. Theo kế hoạch này, dự kiến sẽ chuyển đổi trong giai đoạn 2023-2030 là khoảng 9.000 ha đất trồng điều kém hiệu quả, chỉ giữ lại diện tích điều toàn tỉnh còn khoảng 13.000 ha, trong đó chuyển đổi trên đất nông nghiệp là 6.100 ha; trên đất lâm nghiệp 2.900 ha, trong đó đất lâm nghiệp đủ điều kiện dự kiến chuyển đổi sang nông nghiệp 500 ha. 

Cụ thể, trên đất nông nghiệp, dự kiến tổng diện tích chuyển đổi là khoảng 6.100 ha. Trong đó đối với diện tích có độ dốc dưới 150 sẽ chuyển đổi 76,4% diện tích điều hiện có tương ứng 4.405,4 ha, trong đó chuyển đổi sang cây ăn quả 3.108,4 ha, cây công nghiệp các loại 906,5 ha, tre tầm vông 349,2 ha, cây lâm nghiệp khác 41,3 ha. 

Ở diện tích có độ dốc 150 - 300 thì sẽ chuyển đổi 23,6% diện tích điều hiện có tương ứng 815,7 ha trong đó chuyển đổi sang cây ăn quả 430,7 ha; cây cao su 40 ha; tre tầm vông 287 ha; cây khác (de, dổi,…) là 58 ha. Diện tích có độ dốc trên 300 chuyển đổi 21,1% diện tích hiện có tương ứng 878,9 ha, trong đó chuyển đổi sang tre tầm vông 241 ha; cây cao su 120 ha; cây ăn quả 305,9 ha; cây khác (de, dổi, cây dược liệu) 212 ha.

Còn trên đất lâm nghiệp, dự kiến tổng diện tích chuyển đổi là 2.900 ha, trong đó diện tích có độ dốc dưới 150 sẽ chuyển đổi 92,1% diện tích điều hiện có tương đương 625 ha, trong đó chuyển sang tre tầm vông 234,7 ha, cây lâm nghiệp khác 390,3 ha. Với diện tích có độ dốc 150 - 300 sẽ chuyển đổi 47,9% diện tích điều hiện có, tương ứng 1.775 ha trong đó tre tầm vông 778 ha; cây khác (de, dổi,…) 997 ha. Diện tích có độ dốc trên 300 thì tạm thời giữ hiện trạng sản xuất điều hiện có.

Để hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trên đất trồng điều, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ lồng ghép theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp hướng đến phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025. Lồng ghép các chương trình, dự án khác của ngành Nông nghiệp để hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch và kinh phí từ nguồn vốn huy động các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân và hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện kế hoạch và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn: Báo Lâm Đồng.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây