Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Người dân chủ động chuyển giao rùa răng, rùa núi vàng đến VQG Cát Tiên

Thứ bảy - 22/07/2023 20:51

Ngày 18/7/2023, VQG Cát Tiên đón tiếp vợ chồng anh chị N. N. T. Nguyên (ngụ tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đến Vườn để trao lại 3 cá thể rùa, gồm 2 rùa răng và 1 rùa núi vàng. Cả 3 đều đã đạt tuổi trưởng thành, đến Vườn tình trạng lành lặn, khỏe mạnh.

 

Rùa răng (Heosemys annandalii) còn có tên dân gian thường gọi là càng đước hay rùa đầu vàng, là một loài rùa lớn trong họ Rùa đầm (Emydidae), có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trên bản đồ phân bố trên thế giới, rùa răng có mặt ở các nước: Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia. Chúng có thể đạt tới chiều dài mai 50 cm. Rùa răng khá giống rùa đất lớn (rùa sen, tên khoa học Heosemys grandis). Có thể dễ dàng phân biệt 2 loài này bởi màu sắc các hoa văn đốm mịn màu vàng ở đầu và dọc theo cổ rùa răng, trong khi rùa đất lớn có hình dáng đầu tương tự với các hoa văn nhỏ màu cam sẫm.

Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) thuộc họ Rùa núi (Testudinidae), phân bố ở Đông Nam Á và một phần Nam Á. Chỉ sinh sống ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, rùa núi vàng là rùa cạn nhưng thích sống gần nơi có nguồn nước để tiện cho quá trình săn mồi, uống nước, vệ sinh cơ thể. Trong tự nhiên, chúng ăn lá của tầng cây bụi và các hoa quả dại rụng trên nền rừng. Cả rùa núi vàng và rùa răng mỗi lứa đều chỉ đẻ 4-5 trứng.

Cả 2 loài rùa răng và rùa núi vàng đều là loài quý hiếm, được xếp vào nhóm IIB trong danh mục Động vật rừng nguy cấp, thuộc nhóm Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam. Hiện nay 2 loài rùa này được Nhà nước cấp phép chăn nuôi thương mại cho các trang trại nuôi đạt tiêu chuẩn, nhưng bởi đặc tính rùa là loài hiền lành, chậm chạp, không có khả năng phản kháng, chống cự khi gặp nguy hiểm, nên vẫn còn đó thực trạng rùa trong tự nhiên bị bẫy bắt và mua bán trái phép, gây tổn hại đến trữ lượng đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.

Người dân hảo tâm khi thấy các loài động vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ bị bày bán trái phép, hãy liên lạc đến đơn vị kiểm lâm hoặc các cơ quan chức năng tại địa phương, thay vì trực tiếp thu mua, chuộc lại những cá thể động vật trên. Việc giải cứu bằng cách mua lại các loài động vật hoang dã sẽ vô tình tạo nhu cầu thúc đẩy các đối tượng săn bắt, vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật càng hoạt động mạnh mẽ.

Nguồn: https://cattiennationalpark.com.vn/nguoi-dan-giao-rua-rang-rua-nui-vang-vqg-cat-tien/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây