Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Đơn Dương chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng

Thứ tư - 15/03/2023 17:44

Huyện Đơn Dương đã tăng cường thực hiện các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngay từ đầu năm 2023. Trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp; những chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được huyện Đơn Dương đặc biệt quan tâm
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được huyện Đơn Dương đặc biệt quan tâm

Trong 2 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện xảy ra 3 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; tổng diện tích rừng bị tác động là 1.933 m2; tổng khối lượng lâm sản là 2,331 m3 gỗ các loại. Cũng thời gian này, trên địa bàn huyện đã xử lý 4 vụ vi phạm hành chính; tịch thu 6,981 m3 gỗ và thu nộp ngân sách hơn 46 triệu đồng. So sánh với cùng kỳ năm 2022, tăng 2 vụ vi phạm (tương ứng tăng 200%); lâm sản thiệt hại giảm 2,069 m3 (tương ứng giảm 47%); diện tích rừng bị phá tăng 1.753 m3 (tương ứng tăng 974%). 

Phân tính về những khó khăn, ông Đặng Quốc Thái Bình - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đơn Dương cho biết: Công tác rà soát điều chỉnh 3 loại rừng trên địa bàn huyện còn chậm so với tiến độ do văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành còn chung chung. Diện tích đất nông nghiệp đưa ra ngoài quy hoạch chưa được quản lý chặt chẽ. Một số đối tượng vi phạm thuộc các địa phương giáp ranh nên khó khăn trong công tác xử lý vi phạm. 

Các lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm và tăng cường giải tỏa cây trồng trên đất lâm nghiệp; tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng cà phê, một số cây trồng khác, công tác truy tìm đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật còn xảy ra tại khu vực Ya Hoa (giáp ranh huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận).

Một số doanh nghiệp được thuê rừng, thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng kinh tế thiếu nguồn vốn, đầu tư cầm chừng, chưa triển khai hết các hạng mục của dự án đầu tư. Các đơn vị chủ rừng, UBND xã, thị trấn chưa quan tâm việc tổ chức trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng xen cây đa mục đích để thực hiện chỉ tiêu tăng độ che phủ; chưa thực hiện đúng theo kế hoạch đã xây dựng... 

Để nhanh chóng chấn chỉnh và xử lý các vụ việc, Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an huyện Đơn Dương tiến hành mời 5 hộ dân đang canh tác vườn giáp với 2 hiện trường vi phạm để làm việc xác minh các tình tiết có liên quan phục vụ công tác điều tra, truy tìm đối tượng vi phạm (ban đầu các đối tượng không thừa nhận hành vi vi phạm)... 

Xác định tuyên truyền, phổ biến những quy định mới là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền đã được lực lượng kiểm lâm thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp Luật Lâm nghiệp, các chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đối với công tác PCCCR, ngay đầu mùa khô 2023, UBND huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng và PCCCR, trồng cây phân tán 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thuê rừng xây dựng và kiểm tra có ý kiến kỹ thuật phương án PCCCR; đôn đốc các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy rừng theo phương án PCCCR đã xây dựng; xây dựng tổ, đội trực tuần tra chữa cháy rừng trên địa bàn và kiện toàn Ban Chỉ huy bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững tại các xã, thị trấn. Công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cũng được chú trọng. Hiện, tổng diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường theo cam kết giao khoán bảo vệ rừng năm 2021 chuyển sang năm 2022 trên địa bàn huyện là 31.141,79 ha. Qua công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng đã thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra và phối hợp truy quét các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng trên toàn diện tích quản lý, không để xảy ra các vụ việc nổi cộm về phá rừng trái pháp luật. 

Ông Trương Văn Tùng - Bí thư Huyện ủy Đơn Dương cho biết: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tiếp tục đưa chỉ tiêu phát triển rừng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng mới, phát triển kinh tế rừng. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hình thức tuyên truyền đảm bảo sinh động, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả. 

Đơn Dương cũng đặc biệt quan tâm gắn bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, nhất là lực lượng chức năng để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả PCCCR, hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng; ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật... 

Nguồn: Báo Lâm Đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây