Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Đạ Tẻh: Nhiều cách làm hay trong Phong trào thi đua “Toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”

Thứ sáu - 21/04/2023 06:22

Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và đất lâm nghiệp được các cấp, chính quyền huyện Đạ Tẻh quan tâm thực hiện. Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã triển khai nhiều cách làm, mô hình hay để thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” có hiệu quả thiết thực.

Lãnh đạo huyện Đạ Tẻh cùng các đơn vị chức năng, hộ dân tham gia nhận khoán đi kiểm tra rừng trên địa bàn
Lãnh đạo huyện Đạ Tẻh cùng các đơn vị chức năng, hộ dân tham gia nhận khoán đi kiểm tra rừng trên địa bàn

Huyện Đạ Tẻh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 34.729 ha (rừng đặc dụng 25,4 ha, rừng phòng hộ 5.101,9 ha, rừng sản xuất 29.589 ha), chiếm 66,02% diện tích tự nhiên của huyện, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 63,46%. Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 1 đơn vị chủ rừng nhà nước là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh, 537 chủ rừng hộ gia đình được giao đất, giao rừng theo dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn và 23 dự án thuê đất để đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp với tổng diện tích là 33.804,19 ha.

Ông Nguyễn Văn Tuyên - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đạ Tẻh cho biết, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phát triển rừng, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đạ Tẻh đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động Phong trào thi đua “Toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” nhằm huy động toàn bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia tích cực trong công tác QLBVR. Qua đó, công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được tăng cường; bộ máy quản lý cấp huyện, cấp xã về QLBV, phát triển rừng thường xuyên được kiện toàn phù hợp với điều kiện thực tế; hiệu quả kinh tế từ rừng từng bước được khẳng định. 

Mặt khác, nhờ phong trào được triển khai đồng bộ, có sơ kết hàng năm, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích thực hiện, qua đó tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp hàng năm đều giảm; tỷ lệ các vụ vi phạm, diện tích thiệt hại, lâm sản thiệt hại đều giảm nhiều so với trước đây. Công tác QLBV, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng được chú trọng; diện tích rừng được quản lý tốt và phát triển, diện tích rừng trồng được quan tâm, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên toàn huyện lên 63,46%. Đồng thời, phần lớn diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm đã được giải tỏa, thu hồi để khôi phục rừng; các chương trình, dự án về lâm nghiệp được triển khai đồng bộ, người dân có việc làm, đời sống dần nâng cao.

Riêng trong giai đoạn 2018 - 2022, các cơ quan chức năng phối hợp tuần tra, kiểm tra phát hiện, xử lý 166 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, lâm sản thiệt hại 151,619 m3, diện tích thiệt hại 17,452 ha, xử lý 161 vụ; trong đó, xử lý hình sự 10 vụ, xử phạt hành chính 151 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 731 triệu đồng. So sánh với năm 2018 thì số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm 85,7% (năm 2018 có 77 vụ, năm 2019 có 32 vụ, năm 2020 có 26 vụ, năm 2021 có 20 vụ và năm 2022 có 11 vụ), diện tích rừng bị thiệt hại giảm 65,3%.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyên, nhìn chung, công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt. Qua đó, nâng cao nhận thức tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân sinh sống trong và ven rừng. Trong giai đoạn 2018 - 2022, các cơ quan chức năng như Hạt Kiểm lâm, Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao (VHTT-TT), Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Đoàn Thanh niên, Công ty Lâm nghiệp huyện đã thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền, quán triệt công tác QLBV và phát triển rừng theo các văn bản của Đảng, Nhà nước và địa phương liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

Cụ thể, MTTQ huyện triển khai công tác tuyên truyền, vận động thông qua MTTQ cơ sở tại các đợt cao điểm với hơn 4.000 lượt người tham dự; Hội LHPN huyện tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng thông qua Hội thi “Rung chuông vàng” tại các xã trọng điểm, thu hút hơn 500 người dân tham gia; Đoàn Thanh niên huyện và Trung tâm VHTT-TT huyện tổ chức Hội thi “Đội Thanh niên tuyên truyền bảo vệ rừng” vào năm 2018 được 14 cơ sở đoàn tham gia với hơn 1.700 lượt người tham dự. Riêng Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết công tác QLBVR, phòng cháy, chữa cháy rừng; trồng cây, trồng rừng phân tán hàng năm với hơn 600 lượt người tham dự; tổ chức 87 hội nghị cấp xã, thôn với 5.402 lượt người tham dự; phối hợp tổ chức 12 đợt tuyên truyền lưu động, phát 1.800 tờ rơi tuyên truyền Luật Lâm nghiệp cho 8 xã và 1 thị trấn và ký kết 2.353 bản cam kết không vi phạm Luật Lâm nghiệp cho nhiều đối tượng trên địa bàn huyện.

“Trong thời gian tới, để Phong trào “Toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” trên địa bàn phát triển sâu rộng, huyện Đạ Tẻh sẽ quan tâm đến hỗ trợ các điều kiện cần thiết và công tác phối hợp để triển khai và duy trì phong trào. Đồng thời, nghiên cứu có chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề, việc làm đối với các đối tượng chuyên sinh sống từ khai thác lâm sản trái phép. Mặt khác, xây dựng nhiều mô hình thiết thực của từng khu dân cư, đối tượng có liên quan đến rừng để thực hiện phong trào chung “Toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” có hiệu quả thiết thực”, ông Tuyên cho biết thêm. 

Nguồn: Báo Lâm Đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây