(LĐ online) - Sáng ngày 24/8 tại Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức Tọa đàm: “Khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không gây mất rừng”.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại buổi Tọa đàm |
Tham dự có đại diện Tổ chức Sáng kiến thương mại thế giới IDH, Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ sản xuất, tiêu thụ cà phê các tỉnh Tây Nguyên…
Tại tọa đàm, đại diện Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững IDH của Hà Lan cho biết, từ sau ngày 30/12/2020, sản phẩm cà phê sản xuất trên đất gây mất rừng của Việt Nam không được thông quan sang thị trường châu Âu. Để chứng minh cà phê sản xuất không gây mất rừng phải có định vị, truy xuất nguồn gốc đến từng khu vườn, báo cáo giải trình, phân tích nguy cơ và giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất rừng.
Đại biểu tham quan mô hình liên kết chuỗi sản xuất cà phê hữu cơ gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Song Vũ, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt |
Theo Cục Kiểm lâm, từ ngày 31/12/2020 đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích rừng cả nước bi mất do sâu bệnh, thiên tai, lũ lụt gần 2.400ha; chuyển mục đích sử dụng sang trồng phần lớn cà phê 695ha.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xác định vai trò khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê không phá rừng gồm: Truyền thông qua các kênh khuyến nông, mạng xã hội; hợp tác công tư sản xuất cà phê đạt các tiêu chuẩn chứng nhận, xuất xứ nguồn gốc…
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Theo IDH, cần khoanh vùng, tổ chức giám sát sản xuất cà phê theo từng mức độ nguy cơ mất rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng; hỗ trợ nông hộ tăng cường năng lực sản xuất cà phê…
Nguồn: Báo Lâm Đồng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn