Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Triển khai chiến dịch truyền thông giảm tiêu thụ thịt động vật hoang dã

Thứ bảy - 16/03/2024 07:52

(LĐ online) - Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; ngừng ăn thịt thú, góp thiện cho đời” được triển khai nhằm kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã. Trong đó, Lâm Đồng là một trong những địa phương sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện tuyên truyền quan trọng trong chiến dịch chung.

Động vật có vai trò đặc quan trọng để bảo tồn tạo nên những giá trị đa dạng sinh học trong tự nhiên cần được quan tâm, bảo vệ nghiêm ngặt
Động vật hoang dã có vai trò đặc quan trọng để bảo tồn tạo nên những giá trị đa dạng sinh học trong tự nhiên cần được quan tâm, bảo vệ nghiêm ngặt

Đây là Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phát động nhằm kêu gọi toàn dân, chính quyền các địa phương, cơ quan, ban ngành cùng hành động để bảo vệ động vật hoang dã.

Theo đánh giá của các cơ quan, tổ chức bảo vệ, bảo tồn đa dang sinh học trên thế giới thì Việt Nam là một trong những quốc gia tại Đông Nam Á tiêu thụ nhiều thịt rừng và các sản phẩm khác từ động vật hoang dã. Nhu cầu tiêu thụ liên tục đối với các sản phẩm này dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã trong tự nhiên tại Việt Nam bao gồm những loài động vật loài ăn cỏ lớn và mang lớn đặc hữu ở dãy Trường Sơn.

Con người có cặp, thu rừng có đôi là một trong những thông điệp được chiến dịch lan tỏa tới toàn dân cùng giảm tiêu thụ động vật hoang dã
"Con người có cặp, thu rừng có đôi" là một trong những thông điệp được chiến dịch lan tỏa tới toàn dân cùng giảm tiêu thụ động vật hoang dã

Khảo sát về tiêu thụ thịt động vất hoang dã do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF - Việt Nam) thực hiện năm 2021, cho thấy: Khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị. Số lần tiêu dùng thịt động vật hoang dã trung bình lên tới 7 lần/năm/khách hàng.

Những phát hiện quan trọng này đòi hỏi cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt ở các cấp, ngành để giảm tiêu thụ động vật hoang dã. Điều này cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dang sinh học nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi săn bắt, mua bán và sử dụng thịt thú rừng.

Ngừng ăn thịt thú rừng để cùng góp thiện cho đời
Ngừng ăn thịt thú rừng để cùng góp thiện cho đời

Sau khi khởi động, Chiến dịch này sẽ được triển khai từ tháng 3 đến tháng 5/2024, tại nhiều tỉnh có diện tích rừng và động vật hoang dã lớn như: Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Quảng Trị và Quảng Bình.

Theo đó, các sự kiện sẽ được tổ chức để truyền thông các thông điệp giảm tiêu thụ thịt động vật hoang dã tới đông đảo sinh viên các trường đại học tại các địa phương. Đặc biệt, Chiến dịch có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2017 H’hen Nie và vũ công Quang Đăng với video âm nhạc sáng tạo giúp lan tỏa thông điệp này tới toàn dân trên các nền tảng mạng xã hội.

Tê tê là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được tập trung bảo vệ nghiêm ngặt
Tê tê là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được tập trung bảo vệ nghiêm ngặt

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tại Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ được thực hiện từ tháng 7/2021 - 6/2026. Mục tiêu nhằm duy trì, nâng cao chất lượng rừng và đồng thời duy trì ổn định các quần thể động vật hoang dã ở những tỉnh có giá trị bảo tồn cao, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Dự án chú trọng 14 khu rừng đặc dụng và 7 khu rừng phòng hộ, liên kết các ban quản lý rừng trên toàn cảnh quan khu vực để duy trì độ che phủ rừng và kết nối sinh cảnh nhằm bảo vệ những loài động vật đặc hữu và nguy cấp ở Việt Nam. Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện bởi WWF- Hoa Kỳ và các đối tác khác như: WWF-Việt Nam, Tổ chức Helvetas Việt Nam, Viện Nghiên cứu Động vật Leibniz, Rewild, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Fauna & Flora.

 

Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm 4 tiểu hợp phần (THP): THP1:Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện với bảo tồn cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; THP2:Tăng cường quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; THP3: Tăng cường hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật đối với tội phạm hủy hoại rừng và động vật hoang dã; THP4: Giảm nhu cầu tiêu thụ thông qua các phương pháp thay đổi hành vi.

Nguồn: Báo Lâm Đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây