Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc chủ trì buổi làm việc về công tác quản lý, bảo vệ rừng

Thứ bảy - 09/03/2024 21:26

(LĐ online) - Ngày 8/3, tại huyện Đức Trọng, đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc với các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị chủ rừng có liên quan về công tác quản lý, bảo vệ rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), phân định ranh giới các loại rừng trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu chỉ đạo

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lâm Đồng hiện có diện tích tự nhiên là 978.120 ha; trong đó, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 537.785 ha, được phân bố tại 845 tiểu khu thuộc 125 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 12 huyện,thành phố; trong đó: diện tích đất có rừng tính tỷ lệ che phủ rừng là 533.732 ha; tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2023 đạt 54,37%. Trên địa bàn tỉnh có 278 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai thực hiện dự án với tổng diện tích 50.276,82 ha, trong đó có 249/278 doanh nghiệp được thuê rừng với diện tích 21.989 ha.

 
Các đại biểu phát biểu tại hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại hội nghị

Thời gian qua, công tác lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương, các chủ rừng, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng các kế hoạch tuần tra, truy quét để kịp thời phát hiện và xử lý; tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được kiểm soát chặt chẽ hơn; đa số diện tích đất lâm nghiệp mới bị lấn chiếm đã được giải tỏa, thu hồi và bàn giao cho các đơn vị chủ rừng để xây dựng kế hoạch trồng lại rừng. Trong 2 tháng đầu năm 2024, số vụ vi phạm giảm 38%; khối lượng lâm sản thiệt hại giảm 55%; vụ vi phạm phức tạp, nổi cộm giảm 25%; số vụ phát hiện được đối tượng vi phạm đạt 87%.

Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị

Đối với công tác rà soát, điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng: Thực hiện nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về việc khẩn trương hoàn thành công tác rà soát phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; trong năm 2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới nhận được kết quả báo cáo rà soát, điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng của 6/12 địa phương, 6/12 địa phương còn lại chưa thực hiện việc báo cáo, vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa thể tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kết quả phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng từ đó ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống số liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc tích hợp vào hệ thống bản đồ quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; cũng như việc giải quyết các hồ sơ liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp sau khi quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành.

Hội nghị cũng nêu một số khó khăn, tồn tại như:  Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để; một số điểm nóng, phức tạp về phá rừng và khai thác rừng trái pháp luật như: năm 2023 xảy ra trên địa bàn các huyện: Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng;  lực lượng PCCCR chuyên ngành phần lớn chưa được huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về công tác PCCCR, cứu nạn, cứu hộ; chưa có chế độ hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi có cháy lớn xảy ra; công tác triển khai thực hiện chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.  Kinh phí PCCCR hàng năm đầu tư cho công tác PCCCR mặc dù đã được các cấp chính quyền cấp tỉnh và huyện chú trọng, tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự quan tâm đầu tư từ Trung ương trong một số chương trình, dự án, đề án chung toàn quốc trong khi Lâm Đồng là địa phương có vị trí chiến lược và tài nguyên rừng cần ưu tiên đầu tư kinh phí cho công tác PCCCR...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm làm tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc đề nghị  Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Tài chính sớm có phương án đề xuất UBND tỉnh về việc có triển khai đề án Flycam không, hay giao quyền cho các huyện tự quyết. Mặt khác, đồng chí cũng đề nghị các huyện tăng cường sử dụng hệ thống IOC trong việc kiểm tra, giám sát, bảo vệ rừng. 

Đối với công tác PCCCR, cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; đối với những huyện có nguy cơ cao thì đã có chỉ đạo riêng, tuy nhiên, công tác phòng, chữa cháy phải có phương án túc trực 24/24, từ tỉnh, huyện đến xã, theo nguyên tắc 4 tại chỗ.

Đối với quy hoạch 3 loại rừng và phân định ranh giới các loại rừng trên địa bàn tỉnh, đồng chí đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Kế hoạch – Đầu tư và Thanh tra tỉnh sớm đề xuất phương án. Trước mắt, cần thống nhất văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xin ý kiến về cách thức triển khai. Riêng 6 huyện chưa kết quả báo cáo rà soát, điều chỉnh phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng thì khẩn trương báo cáo kết quả rà soát điều chỉnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó phải đảm bảo phù hợp chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân bổ...

Nguồn: Báo Lâm Đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây