Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Đề nghị rút ngắn thời gian xây đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng

Thứ năm - 01/06/2023 06:26
H4
H4
Dự án được xây dựng góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh theo quy hoạch hệ thống giao thông của tỉnh Khánh Hòa, tăng khả năng kết nối liên vùng với tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng.

Thảo luận Nghị trường về Dự án đường giao thông từ Quốc lộ khan27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận sáng 30/5, các đại biểu đều bày tỏ đồng thuận, ủng hộ chủ trương đầu tư dự án, với nhận định đây là dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy ký kết nối vùng và thực hiện quy hoạch vùng.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP HCM) nhận định, dự án này giúp hai huyện nghèo miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa sớm thoát nghèo; thúc đẩy các phát triển kinh tế - xã hội của cả một vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, đặc biệt là kết nối tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng; phát triển du lịch, giao lưu văn hóa ở tại địa phương; tăng cường an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, đại biểu góp ý về phương án thiết kế mở rộng lòng đường để đáp ứng các mục tiêu đề ra. Theo chủ trương đầu tư hiện tại, toàn tuyến thiết kế nền đường 9 m, lòng đường 6 m. Với thiết kế này thì theo đại biểu, để thực hiện các nhiệm vụ chính trị như đề ra là khó khả thi.

Liên quan đến dự trù kinh phí, dự án có tổng mức đầu tư là 1.930 tỷ đồng. Đại biểu băn khoăn về chi phí đền bù 102 tỷ đồng, liên quan đến 211 hộ dân. Cho rằng khu vực này rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình có công với cách mạng..., đại biểu cho rằng cần chú trọng chính sách đền bù để người dân có nơi ở mới phù hợp hơn, cao hơn.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) cho biết, dự án thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của ba tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận. Nếu hoàn thành, dự án sẽ tạo nên tuyến huyết mạch có dư địa phát triển rất tốt cho tương lai, bảo đảm sự phát triển cho vùng đất cách mạng khi xưa, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua xây dựng điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án phù hợp với tiến độ giải ngân, cố gắng hoàn thành trong năm 2025. Theo đề xuất của Chính phủ, dự án được thi công từ năm 2022 - 2027.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) tán thành với việc đề xuất các chính sách đặc thù để thực hiện dự án, tuy nhiên cần phải rà soát lại những dự án đã áp dụng cơ chế đặc thù. Quốc hội đã giao nhiều cơ chế đặc thù đối với nhiều dự án khác nhau, do đó cần phải có tổng kết, đánh giá để những cơ chế đó trở thành thông dụng. Qua đó, có thể áp dụng và sửa đổi quy định pháp luật.

Theo đại biểu, dự án này cần đưa ra Quốc hội thảo luận bởi liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Vấn đề liên quan đến chất lượng rừng đã được nêu, tuy nhiên đại biểu đề nghị làm rõ thêm việc sẽ trồng rừng thay thế; cung cấp thêm cơ sở dữ liệu, số liệu đánh giá cho rằng không tác động trực tiếp đến sinh thái, môi trường.

Đề nghị rút ngắn thời gian xây đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng ảnh 1

Đại biểu Trịnh Xuân An. Ảnh: Quochoi

Bàn luận thêm về các dự án liên quan đến đất rừng, đại biểu Trịnh Xuân An nêu thực trạng rất nhiều dự án vướng mắc do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình. Đại biểu đề nghị Quốc hội, các địa phương rà soát, có báo cáo cụ thể, vì chỉ cần một chút liên quan đến rừng cùng ảnh hưởng lớn. Đồng thời phải có giải pháp về cơ chế, chính sách để thực sự phù hợp.

Đại biểu liên hệ tới một dự án của Bộ Quốc phòng - đường Trường Sơn Đông. Đây là dự án rất quan trọng với quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội, đi vào lõi của Tây Nguyên. Dự án đã triển khai hơn 3 nhiệm kỳ Quốc hội (gần 20 năm) nhưng đến hiện tại vẫn vướng mắc do liên quan đến một ít đất rừng vườn quốc gia của tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk.

“Mặc dù các địa phương đều rất ủng hộ dự án nhưng rất vướng về thủ tục, cứ trao đi đổi lại từ địa phương lên các bộ, Chính phủ. Cứ loay hoay như vậy thì một dự án làm 4 nhiệm kỳ liệu có xong không, trong khi chỉ liên quan một chút tới chuyển mục đích sử dụng rừng”, đại biểu băn khoăn.

Hoàn toàn tránh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn

Phát biểu, làm rõ một số nội dung đại biểu nêu về dự án, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, dự án nhằm phá thế độc đạo và phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Trong quá trình thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội đã khảo sát thực tế và đồng tình cao với chủ trương thực hiện dự án.

Về hướng tuyến dự án, theo Bộ trưởng, do đặc thù địa hình nên việc giảm tối đa tác động đến rừng tự nhiên ngay từ đầu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với 3 phương án đưa ra. Phương án được lựa chọn là hướng tuyến đi vào phân khu rừng phục hồi sinh thái, tránh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến rừng tự nhiên. Phương án làm hầm cũng được tính toán, nhưng rút ngắn được 10,3km thì thêm gấp 3,7 lần vốn đầu tư nên kém khả thi.

Đề nghị rút ngắn thời gian xây đường kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng ảnh 2

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu, làm rõ một số nội dung đại biểu nêu. Ảnh: Quochoi

Về giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho biết cũng đã được rà soát, tính rất kỹ lưỡng, đặc biệt là với 211 hộ bị ảnh hưởng, trong đó 11 hộ có nhu cầu tái định cư. Xác định 102 tỷ đồng tiền đền bù là phù hợp. Việc đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sinh kế người dân, việc làm, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc... đã được lưu ý đối với các tỉnh.

Về nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, Bộ trưởng cho biết, theo tính toán sẽ ảnh hưởng khoảng 75,58 ha rừng, hoàn toàn tránh được phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, khu vực bị ảnh hưởng chỉ chiếm 0,027 diện tích rừng hiện có của tỉnh Khánh Hoà, không làm ảnh hưởng đến các loài động vật quý hiếm ở đây. Tỉnh Khánh Hoà đã có phương án trồng rừng thay thế.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây