Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP

Thứ tư - 31/05/2023 19:04
Ngày 14/4, tại Thành phố Huế, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đồng chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị 
Hội nghị có sự tham gia của đại diện các vụ thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và các đại biểu đến từ 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế và một số tỉnh có tiềm năng về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.
Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP (Nghị định số 107) về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
Việc ban hành Nghị định số 107 đã đáp ứng được mong mỏi của các bên liên quan đồng thời đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia cùng xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng, thương mại tín chỉ lượng giảm phát thải, các-bon rừng.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, Nghị định số 107 là Nghị định được ngành lâm nghiệp rất mong chờ. Đây là Nghị định đầu tiên giúp tạo ra một quy trình trong việc trao đổi, chuyển nhượng và triển khai các-bon rừng.
Từ năm 2020, Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (Bên nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp) đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đại diện chủ sở hữu, quản lý, sử dụng và chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 kết quả giảm phát thải từ rừng tự nhiên giai đoạn 2018-2025 tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) cho Quỹ Đối tác các-bon Lâm nghiệp (FCPF) đồng thời dự kiến nhận về khoảng 51,5 triệu USD và đặc biệt, 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC. 
Và, đến nay, Thỏa thuận ERPA này đã được thể chế hóa tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ. Nghị định số 107 đã đánh dấu bước ngoặt đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận, tham gia cùng xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng, thương mại tín chỉ giảm phát thải, các-bon rừng.
Nguồn thu từ ERPA chính là nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Đây được coi là nguồn tài chính rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý, bảo vệ 2,2 triệu ha rừng tự nhiên tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, góp phần tăng nguồn thu nhập cho gần 70 nghìn hộ gia đình và khoảng 950 cộng đồng dân cư có sự tham gia mà phần lớn là những đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Việc chi trả đến những đối tượng hưởng lợi như chủ rừng, UBND xã, cộng đồng dân cư, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng...được thực hiện trên cơ sở Kế hoạch chia sẻ lợi ích và Sổ tay hướng dẫn thực hiện ERPA (POM) cùng với Nghị định số 107 sẽ trở thành căn cứ pháp lý quan trọng, đầy đủ, rõ ràng đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong quá trình triển khai thí điểm.
Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ - ERPA được thực hiện thí điểm đã giúp khơi thông và kịp thời tiếp nhận nguồn lực có ý nghĩa đáng kể cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng. Hơn nữa, nó còn tạo tiền đề rất cơ bản cho việc hoàn thiện, thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác, đặc biệt là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có nội dung về dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. 
Bên cạnh đó, thực hiện thí điểm ERPA cũng chính là cơ hội tốt để có thêm nguồn lực, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giaii đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết “đưa mức phải thải ròng về 0 vào năm 2050’’ của Việt Nam tại COP26.
Nguồn: Cục Lâm nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây