Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng

Thứ năm - 01/06/2023 06:07
Bên lề tại Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm lần thứ 4, chiều 25/4, đã diễn ra sự kiện “Sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Quang cảnh Sự kiện
Theo bà Kin Yii Young, Cố vấn kỹ thuật cao cấp khu vực, UNDP hiện nay trên toàn cầu, mức độ mất rừng đáng báo động, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Đồng thời, khoảng 80% nạn mất rừng toàn cầu là kết qủa của việc mở rộng và quản lý kém đất nông nghiệp để sản xuất các mặt hàng như gia súc, gỗ, dầu cọ, đậu nành, ca cao và cà phê.
Trong bối cảnh đó, mới đây Nghị viện Châu Âu đã thông qua đạo luật, nhằm cấm nhập khẩu các sản phẩm vào Liên minh Châu Âu nếu chúng có liên quan đến hoạt động phá rừng. Theo đó, các công ty đưa hàng hóa vào Châu Âu sẽ buộc phải cung cấp các thông tin nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm các sản phẩm đó không sản xuất trên vùng đất rừng bị phá.
Cập nhật thông tin về vấn đề này, ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất các Chính sách về Khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho hay quy định sẽ có hiệu lực thi hành sau công bố 18 tháng, tức là vào ngay đầu năm 2025 và có 6 tháng trì hoãn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cần phải biết thời hạn này để đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU.
Cũng theo ông Rui Ludovino, Việt Nam và EU đang thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT, nhằm tạo khung pháp lý và quy trình quản trị cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu và EU. Đây là điểm mạnh của Việt Nam, và ngành gỗ có thể là cơ sở quan trọng mà các ngành khác (như cao su, cà phê) có thể noi theo.
EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng Việt Nam cần tăng cường quản lý hơn nữa trong chuỗi cung ứng để sản phẩm nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU, ông Rui Ludovino nói.
Còn theo ông Patrick Havermen, Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam, UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng và cảnh quan bền vững thông qua nhiều chương trình, dự án trong hơn 20 năm qua. Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, ông Patrick Haverman cho biết UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng nông sản không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng, vì lợi ích của môi trường và con người, đặc biệt là các nông hộ nhỏ và các cộng đồng dễ bị tổn thương.
 
Phó Tổng cục trưởng Trần Quang Bảo phát biểu khai mạc sự kiện
Ông Trần Quang Bảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam là một trong 141 quốc gia đã tham gia Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất. Các thông điệp mạnh mẽ đã được đưa ra nhằm hiện thực hóa các cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030; đồng thời “mang lại sự phát triển bền vững và thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông thôn”. Theo đó, sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản cũng cần được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị. Không mở rộng diện tích, nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, cũng như cải thiện sinh kế cộng đồng.
Sự kiện này là dịp để các đại biểu trao đổi, chia sẻ về các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng các quy định về sản xuất và thương mại hàng hóa không gây mất rừng ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh, đặc biệt là các kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.  
Nguồn: Cục Lâm nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây