.Dự báo cấp cháy rừng ngày 15/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai). Số điện thoại nhận thông tin báo cháy rừng: 02633 755 614

Rừng thông phòng hộ bị bức tử

Thứ bảy - 29/07/2023 21:30

Nhiều vạt rừng thông phòng hộ ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đang chết dần do bị kẻ xấu cắt quanh gốc, thay thế là cây ăn quả cùng lều lán với mục đích lấn chiếm đất.

 

Cánh rừng thông phòng hộ gần 40 năm tuổi nằm ở phía bắc thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), rộng hơn 200 ha, do Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông quản lý.

Tình trạng rừng thông bị một số người bức tử, sau đó trồng cây lâu năm, cây ăn quả với ý định lấn chiếm đất, diễn ra rầm rộ từ năm ngoái. Vị trí cây bị cắt vỏ quanh gốc nhiều nhất ở gần hồ Tân Độ và dọc đường Hùng Vương nối dài, đường Trần Hoàn.

 

Một vạt rừng thông ở đường Trần Hoàn, giáp ranh giữa thị trấn Khe Sanh và xã Tân Liên bị kẻ xấu dùng cưa máy cắt quanh gốc nên chết khô. Lá rụng hoàn toàn, thân tróc vỏ và xuất hiện các vết mục cho thấy cây chết từ lâu.

 

Một cây có đường kính khoảng 70 cm bị cắt vòng quanh gốc, thân cây ứa nhựa, vết cắt còn rất mới.


Thân cây sau khi bị cắt vỏ có dấu hiệu bị bơm thuốc sâu, hoặc bỏ muối quanh gốc.

 

Một gốc cây thông chết khô bị cưa trộm.

Theo ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, đơn vị này quản lý 23.000 hecta rừng phòng hộ, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

"Trước mắt, chúng tôi đã giao nhân viên kỹ thuật tìm thuốc để cứu chữa những cây thông bị cắt gốc", ông Tuấn nói, cho biết thêm sự việc diễn ra nhiều năm nhưng chưa có thống kê cụ thể diện tích, số lượng gốc thông bị cưa cắt. Về trách nhiệm bảo vệ rừng, vị giám đốc giải thích "do lực lượng mỏng, trung bình một nhân viên bảo vệ rừng phụ trách một xã, nên quản lý chưa hiệu quả".

 

Vạt rừng tràm cao hai đến ba mét, khoảng hai năm tuổi, mọc xen kẽ những cây thông bị cắt gốc. Cây thông này đã dừng khai thác nhựa và vẫn sinh trưởng, nhưng bị người dân dùng dao cắt toàn bộ vỏ.

Rừng thông được Lâm trường Hướng Hóa trồng khoảng năm 1985, sau đó khai thác nhựa. Từ năm 1996-1997, rừng được chuyển giao về Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông và trở thành rừng phòng hộ.


Một vạt rừng thông chết dần, thay vào đó là cây ăn quả như mít, xoài, cà phê, thơm, đậu... do một số người dân trồng.

Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa - Đặng Trọng Vân đánh giá rừng thông phòng hộ đóng vai trò cảnh quan và sinh thái quan trọng với thị trấn Khe Sanh. Một phần cánh rừng được quy hoạch làm du lịch. Tuy nhiên, chủ rừng chưa quyết liệt ngăn chặn việc bức tử và xâm lấn rừng.

"Với các điểm bị xâm lấn, trồng cây, chủ rừng có thể xử lý hành chính. Nếu thông báo nhưng không có người đến nhận thì phải nhổ cây", ông Vân cho hay.


Một lán trại của người dân mọc lên ngay trong đất rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông. Xung quanh có nhiều cây trồng mới, trong khi thông chết khô.

Phó chủ tịch huyện Hướng Hóa Lê Quang Thuận cho hay những người phá hoại, lấn chiếm đất rừng là dân địa phương. Nhà chức trách đã bắt quả tang họ trồng cây mới trên đất rừng, nhưng chưa phát hiện hành vi phá hoại thông.

Hai hôm trước, ông Thuận cùng lực lượng chức năng đã kiểm tra thực địa và đề nghị chủ rừng phối hợp kiểm lâm, công an và chính quyền địa phương điều tra nguyên nhân, có giải pháp ngăn chặn.

 
Nguồn: Báo Vnexpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây