.Dự báo cấp cháy rừng ngày 15/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai). Số điện thoại nhận thông tin báo cháy rừng: 02633 755 614

Lâm Đồng: Nhức nhối nạn phá rừng để chiếm đất

Chủ nhật - 30/07/2023 21:28

Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng xảy ra nhiều vụ phá rừng, hủy hoại rừng thông để chiếm đất sản xuất và xây dựng, có sự vụ đã bị khởi tố điều tra và đình chỉ công tác một số cán bộ quản lý. Nhưng đến nay, vấn nạn vẫn tiếp diễn.

Vụ phá rừng gần đây nhất là vào trung tuần tháng 7/2023 tại tiểu khu 264 thuộc xã Mê Linh, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, có 3 khoảnh rừng thông ba lá trồng năm 1997 thuộc đất rừng sản xuất bị các đối tượng cưa hạ 143 cây với tổng diện tích 1,3 sào. Mặc dù sau đó có 4 đối tượng bị bắt để điều tra xử lý nhưng khoảng rừng bị phá khó có cơ hội phục hồi lại như ban đầu.

Thực tế cho thấy, ngoài những nguyên nhân như diện tích rừng quá rộng, lực lượng tham gia bảo vệ rừng mỏng, giá trị đất có thể lên đến gần 1 tỷ đồng/sào nếu hợp thức hóa được giấy tờ hoặc trên dưới 100 triệu đồng/sào nếu chuyển nhượng sang tay trái phép, khiến cho các đối tượng manh động, một phần nguyên nhân nữa là do công tác quản lý bảo vệ rừng tại các địa phương có vấn đề.

Bên cạnh đó, chế tài cho hành vi hủy hoại rừng cũng chưa đủ sức răn đe. Theo Nghị định 35 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, hành vi hủy hoại rừng với diện tích rừng trồng dưới 3 sào hoặc rừng sản xuất dưới 5 sào thì không bị truy tố trách nhiệm hình sự, khung phạt hành chính cao nhất là 175 triệu nhưng sau 2 năm không nộp phạt cũng không còn hiệu lực. Bên cạnh đó, còn sự buông lỏng quản lý của một số cán bộ quản lý cơ sở nên việc giữ rừng đã khó càng thêm khó.

Từ đầu năm 2023 đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 117 vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá là gần 11ha. Có nhiều thủ đoạn hủy hoại rừng rất tinh vi như cưa cây, khoan gốc tiêm hóa chất khiến cây chết dần,.. Đã có 2 chủ tịch UBND xã bị đình chỉ công tác và hàng loạt cán bộ quản lý bảo vệ rừng khác đang chờ chịu trách nhiệm về việc để rừng bị hủy hoại.

Nguồn: Báo Truyền hình Quốc hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây