.Dự báo cấp cháy rừng ngày 15/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai). Số điện thoại nhận thông tin báo cháy rừng: 02633 755 614

Giữ màu xanh cho 'viên ngọc' Tây Nguyên

Thứ tư - 02/08/2023 06:20
Giữ màu xanh cho 'viên ngọc' Tây Nguyên

Lâu nay, dù lực lượng quản lý, bảo vệ Vườn Quốc gia Tà Đùng luôn nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ, nhưng vẫn đối mặt với không ít khó khăn.

Vườn Quốc gia Tà Đùng (huyện Đắk Glong, Đắk Nông) có diện tích khoảng 24.500ha, nằm trên địa bàn 7 xã giáp ranh, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Trong đó, ngoài diện tích mặt nước hồ Tà Đùng, tổng diện tích rừng gần 21.000ha.

Nằm giữa Vườn Quốc gia Tà Đùng là hồ Tà Đùng, có diện tích mặt nước hơn 3.600ha, với gần 60 hòn đảo lớn nhỏ, nhấp nhô, được ví như một phiên bản thu nhỏ của vịnh Hạ Long. Nhìn từ đỉnh ngọn núi Tà Đùng cao gần 2.000m, hồ Tà Đùng thực sự là một thắng cảnh hiếm có.

Với đặc điểm là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, nên Vườn Quốc gia Tà Đùng có hệ sinh thái đặc biệt phong phú, giá trị đa dạng sinh học cao. Theo thống kê, Tà Đùng có 1.406 loài thực vật bậc cao, trong đó có 89 loài hiếm, nguy cơ tuyệt chủng cao, 69 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, và 27 loài có tên trong danh mục của Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN). Hệ động vật có 574 loài thuộc 38 bộ, 124 họ. Trong đó, có 37 loài quý hiếm cần bảo vệ, 34 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007.

Ngoài bảo vệ tốt lâm phần, lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Tà Đùng còn phát triển rừng. Ảnh: Hồng Thủy.

Ngoài bảo vệ tốt lâm phần, lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Tà Đùng còn phát triển rừng. Ảnh: Hồng Thủy.

Ngoài nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, nhờ hồ nước mênh mông và hệ thống đảo trên hồ, Vườn Quốc gia Tà Đùng trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước.

Lâu nay, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Tà Đùng vẫn luôn được chú trọng. Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng luôn bám sát, kiểm soát tốt địa bàn. Nhờ vậy, nhiều năm nay, Vườn Quốc gia Tà Đùng không xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng.

Ngược lại, công tác trồng rừng được đầu tư và đạt hiệu quả cao. Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, từ năm 2014 đến nay, Tà Đùng đã trồng mới được gần1.000ha rừng theo chương trình trồng rừng thay thế. Ngoài diện tích trồng rừng tập trung, đơn vị triển khai trồng thí điểm rừng bán ngập tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, rừng Tà Đùng có diện tích lớn, giáp ranh với nhiều địa phương từ Đắk Nông sang Lâm Đồng, và địa hình khá phức tạp, người dân sống gần rừng đông, nên để bảo vệ tốt rừng thì khâu tuyên truyền, vận động là rất quan trọng. Đối tượng tuyên truyền vận động không chỉ người trưởng thành, đơn vị còn xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến các trường học đóng chân ở các địa bàn giáp ranh của vườn.

Chúng tôi thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền đến cấp thôn, bon, ký hợp đồng trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng với hơn 200 hộ người đồng bào sống ở vùng đệm với diện tích giao khoán hơn 6.000ha, tiền nhận khoán gần 22 tỷ đồng. Mức chi trả cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng từ 20 - 25 triệu đồng/hộ/năm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên hợp tác với các trường đại học, các tổ chức trong nước để thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học, lập cơ sở dữ liệu về bảo tồn đa dạng sinh học tại lâm phần”, ông Long nói.

Mặc dù công việc vất vả, ngày đêm đối mặt hiểm nguy, nhưng đời sống của lực lượng bảo vệ rừng nói chung và ở Vườn Quốc gia Tà Đùng còn rất khó khăn. Trong ảnh là bữa trưa giữa rừng của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Hồng Thủy.

Mặc dù công việc vất vả, ngày đêm đối mặt hiểm nguy, nhưng đời sống của lực lượng bảo vệ rừng nói chung và ở Vườn Quốc gia Tà Đùng còn rất khó khăn. Trong ảnh là bữa trưa giữa rừng của lực lượng bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Tà Đùng. Ảnh: Hồng Thủy.

Mặc dù vậy, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Tà Đùng cũng luôn phải đối mặt với những khó khăn, tương tự các đơn vị chủ rừng khác. Đó là khó khăn về cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng còn hạn chế, chưa tương xứng với vô vàn áp lực mà họ phải đối mặt hàng ngày trong công tác bảo vệ rừng.

Theo ông Long, để đảm bảo tốt nhất công tác quản lý, bảo vệ dựa trên tình hình thực tế, Vườn Quốc gia Tà Đùng cần khoảng 80 người, chưa tính lực lượng hợp đồng thời vụ, nhưng nhân sự hiện tại của vườn chỉ có hơn 50 người, đồng nghĩa công việc của số nhân sự thiếu sẽ phải chia cho mọi người, công việc sẽ nhiều hơn. Chưa kể công việc vất vả, không có thời gian chăm sóc gia đình, không chỉ đi nhiều ngày mới về mà ngay cả lễ, tết cũng phải trực chiến, ngày đêm phải đối mặt với những hiểm nguy, trong khi thu nhập không tăng, nhiều người chỉ đạt khoảng trên 4 triệu đồng/tháng. Đây là những nguyên nhân khiến hầu hết các đơn vị chủ rừng đều trong tình trạng thiếu nhân sự.

“Hiện tại, thu nhập của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là rất thấp, nên hầu hết anh em đều gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi mong được quan tâm, hỗ trợ thêm về kinh phí, cơ sở hạ tầng để từng bước đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đặc biệt, mong có cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành Lâm nghiệp. Chỉ khi bố trí đủ nhân lực và có chính sách quan tâm đặc biệt, người lao động, đặc biệt là lực lượng trực tiếp bảo vệ rừng, thì người lao động mới yên tâm gắn bó và làm tốt hơn nhiệm vụ được giao”, ông Khương Thanh Long - Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng nói.

 

Nguồn: Báo Nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây