.Dự báo cấp cháy rừng ngày 15/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai). Số điện thoại nhận thông tin báo cháy rừng: 02633 755 614

Sạt lở đèo Bảo Lộc và câu hỏi ý thức bảo vệ rừng

Thứ năm - 03/08/2023 21:55

Sạt lở đèo Bảo Lộc vào chiều 30/7 khiến 4 nhân mạng bị cướp đi một cách đau lòng, thực sự đặt ra nhiều câu hỏi về ý thức bảo vệ rừng.

Sạt lở đèo Bảo Lộc làm gián đoạn giao thông qua tuyến quốc lộ 20 nhiều ngày liền. Hình ảnh từ hiện trường sạt lở đèo Bảo Lộc đập vào mắt mọi người là một phần tư quả đồi đang trồng sầu riêng đã đổ ập xuống chốt giao thông đóng trên địa bàn.   

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có chỉ đạo UBND huyện Đạ Huoai kiểm tra tính pháp lý vườn sầu riêng. Tuy nhiên, vụ sạt lở đèo Bảo Lộc bước đầu có thể nhận định là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, có một phần do kết cấu đất bazan và mưa lớn cực đoan gây biến đổi kết cấu chung trong khu vực. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đã có mặt tại nơi xảy ra sự cố bi thương và chỉ đạo mời các chuyên gia địa chất đánh giá toàn bộ tuyến đèo Bảo Lộc và các tuyến đèo quanh tỉnh Lâm Đồng để có giải pháp lâu dài.

Trong nhiều băn khoăn xung quanh vụ sạt lở đèo Bảo Lộc, có những câu hỏi không thể không đặt ra. Tại sao lại có 1,2 ha trồng sầu riêng ở trên đèo Bảo Lộc? Diện tích rừng vốn có ở vị trí ấy đã biến mất từ bao giờ? Và dù trả lời như thế nào thì một thực tế đã phơi bày là ý thức bảo vệ rừng chưa được quan tâm.

Bảo Lộc theo cách gọi của người Cơ Ho là B’lao, xưa kia bao gồm cả Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻ và Đạ Huoai. Bảo Lộc từng là một vùng rừng núi trù phú. Thế nhưng, những cuộc di cư khẩn hoang đã thay đổi diện mạo thiên nhiên Bảo Lộc, mà điều dễ thấy là đất rừng cứ thu hẹp dần. Ba loại địa hình núi cao, đồi dốc và thung lũng của Bảo Lộc dần dần bị tác động bởi nhiều toan tính khác nhau. Và những vạt rừng trên đèo Bảo Lộc cũng không thoát khỏi sự xâm hại. Khi phá rừng để trồng cây đơn canh thì hiện tượng sạt lở xuất hiện thường xuyên, từ vụ sạt lở nhỏ rồi dần dần đến vụ sạt lở lớn.

Vụ sạt lở đèo Bảo Lộc khiến 3 chiến sĩ hy sinh và 1 dân thường thiệt mạng chiều 30/7 vừa qua, chính là sự cảnh tỉnh nghiêm khắc cho ý thức bảo vệ rừng. Nếu chỉ vì chút lợi ích trước mắt mà manh động triệt hạ rừng, thì tai ương sẽ rình rập con người bất kỳ lúc nào, không chỉ bi kịch sạt lở mà còn thảm họa lũ quét. Cái giá phải trả quá đắt hôm nay là điều không ai mong muốn, nhưng thúc hối mỗi người phải hành động thiện chí hơn.

Ngoài đèo Bảo Lộc thì còn bao nhiêu đèo nữa khắp cả nước đang đứng trước nguy cơ sạt lở do không còn diện tích rừng ổn định địa chất? Chỉ cần làm phép so sánh thực trạng rừng ở đèo Bảo Lộc và thực trạng rừng ở những đèo chưa từng sạt lở, sẽ có ngay đáp áp đáng tin cậy.

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, xác định vai trò lâm nghiệp “nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nhất là những khu vực nhạy cảm về môi trường”. Vì vậy, xin được nhấn mạnh, những đoạn đường đèo chính là khu vực nhạy cảm về môi trường.  

Nguồn: Báo Nông nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây