Về công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp
Trong những năm gần đây tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện nay là Luật Lâm nghiệp diễn biến ngày càng phức tạp, với các hình thức ngày càng tinh vi và các đối tượng vi phạm ngày càng manh động. Nguyên nhân chủ yếu do các sản phẩm từ gỗ tự nhiên ngày càng được người dân ưa chuộng nên giá trị ngày càng cao; các mặt hàng nông sản có giá ngày càng ổn định dẫn đến giá trị đất nông nghiệp ngày càng tăng; tình trạng di dân tự do diễn biến phức tạp, gia tăng dân số và nhiều diện tích rừng nằm tiếp giáp với diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân chính vì vậy gây áp lực tới công tác quản lý bảo vệ rừng, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp diễn ra dai dẵn và khó ngăn chặn triệt để.
Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 13; Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết, chỉ thị, quyết định , UBND tỉnh, Ban chỉ đạo CTMTPTLVBN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong công tác QLNBR trên địa bàn … nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản, săn bắt động vật hoang dã vẫn còn xảy ra với nhiều thủ đoạn tinh vi lén lút hũy hoại rừng bằng hình thức khoan cây đổ hóa chất: cụ thể như vụ phá rừng mới xảy ra tại huyện Lâm Hà các đội tượng dùng hóa chất để triệt phá hơn 10,105 ha, thiệt hại 909,033 m3 rừng thông trồng tại tiểu khu 292, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà lâm phần của Ban QLR nguyên liệu giấy Lâm Hà thuộc Xí nghiệp giấy Lâm Đồng quản lý và vụ phá rừng xảy ra tại tiểu khu 460, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm có diện tích 0,64 ha, thiệt hại 149,670 m3 Thông ba lá rừng trồng; sau khi phát hiện vi phạm các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, đến nay đã khởi tố vụ án và việc truy tìm bắt giữ đối tượng vi phạm và khởi tố bị can hoàn tất hồ sơ đưa ra xử lý nghiệm theo quy định, tuy nhiên qua trình xác minh điều tra là một quá trình gian nan.
Mới đây ngày 09/9/2019, một vụ phá rừng bằng cơ giới xảy ra tại tiểu khu 251 xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông các đối tượng rất manh động, thách thức pháp luật nhà nước đã dùng 03 xe máy đào phá rừng trong vòng 3 ngày, theo khám nghiệm ban đầu đã gây thiệt hại về rừng và đất lâm nghiệp là 2,49 ha, thiệt hại về lâm sản khoảng 44 m3; hiện các cơ quan chức năng tại huyện Đam Rông đang tích cực điều tra xử lý vụ vi phạm theo quy định phát luật.
Từ đó cho thấy rằng công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng áp lực và cam go, để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng đòi hỏi sự phối hợp vào cuộc quyết liệt của lực lượng bảo vệ rừng, các cơ quan, đơn vị chức năng và của cả hệ thống chính trị, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận đồng nhân dân nâng cao nhận thức chấp hành Luật lâm nghiệp và tham gia trong công tác bảo vệ và phát triển rừng./.
Nguồn tin : Phòng TTPC - Chi cục Kiểm lâm