Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Cháy rừng ở Úc và cảnh báo cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Lâm Đồng

Thứ năm - 09/01/2020 02:46
Hình ảnh cháy rừng của nước Úc qua dữ liệu vệ tinh của NASA
Hình ảnh cháy rừng của nước Úc qua dữ liệu vệ tinh của NASA
         Những ngày qua, cả nước Úc bàng hoàng trước những mảng rừng xanh trù phú đã biến thành những quả cầu lửa, gần như mọi cánh rừng của Úc đều có cháy, đặc biệt là tiểu bang New South Wales và Victoria với tổng cộng sáu triệu hecta rừng bị thiêu rụi. Tương tự như vậy, vào tháng 9 năm 2019 cháy rừng Amazon đã gây thiệt hại nặng nề đối với quần thể thực vật và động vật hoang dã, nhiều vùng thảo nguyên rộng lớn bị thiêu rụi hoàn toàn.
        Trước tình hình đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Lâm Đồng phải hết sức chú trọng, không chủ quan, lơ là. Nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang gặp nhiều sức ép trước nhiều điểm dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp, du lịch xen kẽ trong rừng; hoạt động trái phép lên tài nguyên rừng ngày càng lớn, cháy rừng ở Lâm Đồng vẫn luôn đối diện với nhiều nguy cơ và thách thức.      Hiện nay, Lâm Đồng bắt đầu vào cao điểm của mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 17-250C (Đà Lạt); 22-28 0C (Bảo Lộc); 30 -350C (Đạ Huoai, Đạ Tẻh) thời tiết khô hanh và có gió mạnh. Với 536.680 ha đất có rừng (diện tích rừng tự nhiên là 453.929 ha và rừng trồng là 82.751 ha), điều kiện tự nhiên ưu đãi về đất đai và thời tiết nên rừng thông của Lâm Đồng thường tích tụ khối lượng vật liệu cháy cao, dân cư sống và sản xuất nông nghiệp gần rừng, cùng với các hoạt động khác nên có nguy cơ xảy ra cháy rừng vào mùa khô. Rừng Lâm Đồng cũng là nơi phân bố của các kiểu rừng lá kim, rừng nửa rụng lá và các kiểu rừng dễ cháy khác nên luôn đối diện với nguy cơ đe doạ của lửa rừng vào mùa khô hàng năm và là một trong những trọng điểm nguy cơ cháy rừng của cả nước (Diện tích rừng có nguy cơ cháy rất cao gần 200.000 ha gồm các loại rừng lá kim tự nhiên, hỗn giao với lá kim và rừng trồng; Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao trên 130.000 ha là rừng tre nứa, rừng hỗn giao và diện tích rừng còn lại cũng là đối tượng cần quan tâm trong phòng cháy chữa cháy rừng). Những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, mùa khô nắng hạn kéo dài nên nguy cơ cháy rừng xảy ra rất cao.
        Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh lâm Đồng) đã hướng dẫn cho các đơn vị chủ rừng, Hạt Kiểm lâm triển khai xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND cấp huyện tăng cường chỉ đạo các đơn vị thuộc huyện thực hiện:
Một là tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp, PCCCR đến mọi tầng lớp nhân dân; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức phối hợp lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) và các vùng giáp ranh thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
Hai là tiếp tục thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; Chỉ thị số 30/CT-TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.
       Ba là giao các đơn vị chủ rừng (chủ rừng nhà nước và doanh nghiệp thuê rừng,…), Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng để kiểm soát việc sử dụng lửa trong và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy; Chỉ đạo các đơn vị thực hiện quyết liệt, có hiệu của phương án PCCCR mùa khô 2019-2020, sẵn sàng chuẩn bị lực lượng, phương tiện theo phương châm 04 tại chỗ, phù hợp với từng khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng để chủ động kiểm soát tình hình, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn trên địa bàn quản lý.
       Bốn là tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với nhóm chủ rừng ngoài ngân sách (các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng) trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng; Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp nắm bắt sớm tình hình và tổ chức ngăn chặn có hiệu quả cháy rừng trên địa bàn, đặc biệt chú trọng thời điểm trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2020; chủ động theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên trang Web của Cục Kiểm lâm (http://kiemlam.org.vn/) để kịp thời phát hiện, xử lý sớm các điểm cháy rừng ngay khi mới phát sinh.
Năm là phân bổ đủ kinh phí PCCCR mùa khô 2019-2020 cho các đơn vị chủ rừng nhà nước và các cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cấp tỉnh, cấp huyện để chủ động thực hiện các giải pháp PCCCR tại địa phương./.
                                                   
                                                                                Hoàng Công Hoài Nam
                                                                                    Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây