Dự báo cấp cháy rừng ngày 14/01/2025 (Cấp II gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đam Rông - Cấp IV gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh,  Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc - Cấp V gồm: huyện Đạ Huoai)

Xuân Trường: "Mạnh tay" để giữ rừng

Thứ hai - 03/10/2016 21:15
Là địa bàn có nhiều diện tích đất nông nghiệp sản xuất trên đất lâm nghiệp, thời gian qua, chính quyền xã Xuân Trường (Đà Lạt) đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giữ lại màu xanh của những cánh rừng.
Xuân Trường: "Mạnh tay" để giữ rừng

Toàn xã Xuân Trường có đến 400 ha đất nông nghiệp sản xuất trên đất lâm nghiệp

 
Chủ tịch UBND xã Xuân Trường, Trần Như Dũng cho biết: “Xuân Trường có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.300 ha; trong đó, đất nông nghiệp 1.100 ha, đất nông nghiệp sản xuất trên đất lâm nghiệp là 400 ha, 1.700 ha còn lại là đất rừng. Đa số bà con trong xã canh tác cây cà phê (khoảng 90%), còn lại là các loại rau, hoa và một số cây trồng khác”. 
 
 Trước đây, tình trạng lấn chiếm đất rừng và thay đổi hiện trạng đất thường diễn ra, gần đây số vụ vi phạm giảm rõ rệt nhờ chính quyền đã thường xuyên kiểm tra và mạnh tay xử lý vi phạm. Đơn cử, trong 9 tháng đầu năm 2016, UBND xã Xuân Trường thực hiện nghiêm túc 4 đợt tuần tra rừng/tuần và phát hiện xử lý 4 trường hợp phá rừng trái phép trên diện tích 200 m2, 32 cây thông thu giữ được đã chuyển Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, vào tháng 1/2016, Quách Phạm Tân (trú thành phố Hồ Chí Minh) sau khi được người dân địa phương chuyển nhượng đất đã tiến hành lấn chiếm 150 m2 đất rừng để làm sân phơi cà phê. Qua kiểm tra, chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính với số tiền 4 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ trực tiếp nhắc nhở và buộc người vi phạm phải viết cam kết không tái phạm. Hay, đầu tháng 9/2016, vụ việc Trần Xuân Thụy (trú: Xuân Sơn, Xuân Trường) lấn chiếm 500 m2 đất rừng đã bị xử lý theo luật định. 
 
 Ngoài việc tăng cường công tác vận động, thuyết phục người dân ký cam kết không phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chính quyền xã đã xử lý mạnh tay và kiên quyết với mọi trường hợp dù diện tích đất lấn chiếm rất nhỏ. Chính điều này đã góp phần bảo vệ những cánh rừng trước cám cảnh “xâm lấn” của người dân. Nông dân Nguyễn Đắc Cẩm (1967, thôn Đất Làng) tâm sự: Tôi làm 3 ha cà phê, tuyệt đối không dám xâm phạm đến đất rừng, vì ở đây chính quyền quản lý rất chặt chẽ. Trước đây có những hộ dân vi phạm đã bị xử lý rất nặng, nếu cà phê trồng mới thì bị nhổ bỏ hay chặt phá ngay, rồi bị lập biên bản, xử phạt hành chính. 
 
Theo số liệu thống kê của UBND xã, hiện nay, trên địa bàn Xuân Trường có khoảng 15 ha hệ thống nhà lưới trồng rau, hoa mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Để có được mặt bằng xây dựng, nông dân phải thuê máy móc cơ giới để thực hiện. Chính quyền xã Xuân Trường đã trực tiếp hướng dẫn cho người dân về quy trình và thủ tục để thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp, tránh xâm lấn đất rừng. Các chủ máy cơ giới (máy đào đất, máy ủi) ở địa phương đều cam kết không đưa phương tiện vào rừng, không thay đổi hiện trạng đất nếu chưa được các cấp quản lý cho phép và có giấy tờ chứng nhận hẳn hoi.
 
Một chủ máy cơ giới cho hay, khi được người dân thuê để làm việc thì phải xác nhận xem chủ đất đã có giấy tờ gì không, nếu không có thì chúng tôi tuyệt đối không làm. Cày xới để tăng độ phì nhiêu cho đất và tạo hố trồng cây thì được chứ san lấp, đào bới cần phải xem xét kỹ lưỡng. Vì nếu chủ đất vi phạm, chúng tôi cũng bị liên đới, phương tiện bị tạm giữ và mức xử phạt rất nặng. 
 
Ông Dũng cho biết thêm: “Mọi trường hợp vi phạm chúng tôi đều kiên quyết xử lý, không thể vì tình cảm hay hoàn cảnh của người dân mà tránh né. Nếu bỏ qua cho người này thì những người khác sẽ vịn vào đó mà làm hại rừng xanh. Song, cơ giới hóa nông nghiệp, nhiều lúc người dân muốn đưa máy móc để giảm sức lao động thủ công cũng là một vấn đề cần xem xét lại, nếu không nắm bắt rõ điều này thì người chịu thiệt chính là nông dân”.
Chủ tịch UBND xã Xuân Trường, Trần Như Dũng cho biết: “Xuân Trường có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.300 ha; trong đó, đất nông nghiệp 1.100 ha, đất nông nghiệp sản xuất trên đất lâm nghiệp là 400 ha, 1.700 ha còn lại là đất rừng. Đa số bà con trong xã canh tác cây cà phê (khoảng 90%), còn lại là các loại rau, hoa và một số cây trồng khác”. 
 
 Trước đây, tình trạng lấn chiếm đất rừng và thay đổi hiện trạng đất thường diễn ra, gần đây số vụ vi phạm giảm rõ rệt nhờ chính quyền đã thường xuyên kiểm tra và mạnh tay xử lý vi phạm. Đơn cử, trong 9 tháng đầu năm 2016, UBND xã Xuân Trường thực hiện nghiêm túc 4 đợt tuần tra rừng/tuần và phát hiện xử lý 4 trường hợp phá rừng trái phép trên diện tích 200 m2, 32 cây thông thu giữ được đã chuyển Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, vào tháng 1/2016, Quách Phạm Tân (trú thành phố Hồ Chí Minh) sau khi được người dân địa phương chuyển nhượng đất đã tiến hành lấn chiếm 150 m2 đất rừng để làm sân phơi cà phê. Qua kiểm tra, chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính với số tiền 4 triệu đồng. Ngoài ra, cán bộ trực tiếp nhắc nhở và buộc người vi phạm phải viết cam kết không tái phạm. Hay, đầu tháng 9/2016, vụ việc Trần Xuân Thụy (trú: Xuân Sơn, Xuân Trường) lấn chiếm 500 m2 đất rừng đã bị xử lý theo luật định. 
 
 Ngoài việc tăng cường công tác vận động, thuyết phục người dân ký cam kết không phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chính quyền xã đã xử lý mạnh tay và kiên quyết với mọi trường hợp dù diện tích đất lấn chiếm rất nhỏ. Chính điều này đã góp phần bảo vệ những cánh rừng trước cám cảnh “xâm lấn” của người dân. Nông dân Nguyễn Đắc Cẩm (1967, thôn Đất Làng) tâm sự: Tôi làm 3 ha cà phê, tuyệt đối không dám xâm phạm đến đất rừng, vì ở đây chính quyền quản lý rất chặt chẽ. Trước đây có những hộ dân vi phạm đã bị xử lý rất nặng, nếu cà phê trồng mới thì bị nhổ bỏ hay chặt phá ngay, rồi bị lập biên bản, xử phạt hành chính. 
 
Theo số liệu thống kê của UBND xã, hiện nay, trên địa bàn Xuân Trường có khoảng 15 ha hệ thống nhà lưới trồng rau, hoa mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Để có được mặt bằng xây dựng, nông dân phải thuê máy móc cơ giới để thực hiện. Chính quyền xã Xuân Trường đã trực tiếp hướng dẫn cho người dân về quy trình và thủ tục để thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp, tránh xâm lấn đất rừng. Các chủ máy cơ giới (máy đào đất, máy ủi) ở địa phương đều cam kết không đưa phương tiện vào rừng, không thay đổi hiện trạng đất nếu chưa được các cấp quản lý cho phép và có giấy tờ chứng nhận hẳn hoi.
 
Một chủ máy cơ giới cho hay, khi được người dân thuê để làm việc thì phải xác nhận xem chủ đất đã có giấy tờ gì không, nếu không có thì chúng tôi tuyệt đối không làm. Cày xới để tăng độ phì nhiêu cho đất và tạo hố trồng cây thì được chứ san lấp, đào bới cần phải xem xét kỹ lưỡng. Vì nếu chủ đất vi phạm, chúng tôi cũng bị liên đới, phương tiện bị tạm giữ và mức xử phạt rất nặng. 
 
Ông Dũng cho biết thêm: “Mọi trường hợp vi phạm chúng tôi đều kiên quyết xử lý, không thể vì tình cảm hay hoàn cảnh của người dân mà tránh né. Nếu bỏ qua cho người này thì những người khác sẽ vịn vào đó mà làm hại rừng xanh. Song, cơ giới hóa nông nghiệp, nhiều lúc người dân muốn đưa máy móc để giảm sức lao động thủ công cũng là một vấn đề cần xem xét lại, nếu không nắm bắt rõ điều này thì người chịu thiệt chính là nông dân”.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh báo biến động rừng
cảnh báo biên động
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây