Đường dây nóng tố giác tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (Số Hotline): 0899 546 547

Xã hội hóa trồng cây lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Thứ tư - 17/07/2024 20:53

(LĐ online) - Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà phối hợp với Doanh nghiệp xã hội JOY Foundation tại TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng 3.000 cây thông ba lá theo phương thức xã hội hóa trên tổng diện tích gần 1,3 ha thuộc tiểu khu 91 của Vườn quản lý.

Bà con các hộ nhận khoán mang cây Thông con tập kết tại hiện trường
Bà con các hộ nhận khoán mang cây thông con tập kết tại vị trí trồng

Tham gia trồng cây, ngoài lãnh đạo và lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà có các hộ nhận giáo khoán quản lý và bảo vệ rừng, đại diện chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương và đội ngũ của doanh nghiệp – đơn vị tài trợ cây giống…

Đây là lần thứ 2, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà triển khai chương trình xã hội hóa trồng cây trên đất lâm nghiệp tại Vườn (trước đó, đã trồng lại tại tiểu khu 26 và 27, nơi từng bị lấn chiếm trái phép và đã được giải tỏa dứt điểm).

Triển khai các nội dung kỹ thuật trước khi triển khai trồng
Triển khai các nội dung kỹ thuật trước khi triển khai trồng

Diện tích trồng cây thông ba lá là những khoảnh đất trống do tác động khách quan nên triển khai trồng khôi phục lại rừng. Đợt trồng cây lần này được Vườn triển khai toàn bộ tại 6 trạm kiểm lâm thuộc 4 xã, 1 thị trấn huyện Lạc Dương, gồm 3.000 cây thông ba lá, khoảng 120 hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng và lực lượng Kiểm lâm của Vườn.

Có mặt tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương Cill Ha Niên phát biểu: “Chúng tôi rất cảm ơn Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và các nhà tài trợ đã tổ chức cùng với các hộ nhận khoán ở địa phương trồng cây. Đây là việc làm vừa góp phần phát triển Vườn vừa đem lại lợi ích chung đối với người dân địa phương chúng tôi. Việc trồng cây cũng là nâng cao nhận thức ý thức bảo vệ rừng đối với người dân sống gần rừng”.

Ông Nguyễn Lương Minh-Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (trái) trực tiếp tham gia trồng cây
Ông Nguyễn Lương Minh - Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (trái) trực tiếp tham gia trồng cây

Trực tiếp chỉ đạo và tham gia trồng cây tại hiện trường, Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Nguyễn Lương Minh chia sẻ: Một trong những chức năng và nhiệm vụ quan trọng của Vườn là quản lý, bảo vệ và khôi phục phát triển rừng bền vững, do đó hoạt động trồng cây trên đất lâm nghiệp trống hoặc sau giải tỏa là trồng cây khôi phục lại rừng. Nội dung này càng có ý nghĩa khi được xã hội hóa từ sự hỗ trợ của doanh nghiệp.

Thực hiện xanh hóa cho rừng vừa tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với xã hội về công tác quản lý và bảo vệ rừng, vừa phục hồi những giá trị to lớn của môi trường rừng đem lại đối với hệ sinh thái rừng, lợi ích to lớn của cộng đồng và xã hội…

“Trong thời gian tới đây, Vườn đang tiếp tục kết nối để làm việc với các doanh nghiệp khác tham gia công tác xã hội hóa trồng rừng trên lâm phần quản lý của Vườn. Điều này càng có ý nghĩa về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là sự chung tay của cộng đồng và xã hội”, ông Minh cho biết thêm.

Những cây Thông ba lá 2 năm tuổi đã được trồng trên khoảnh đất lâm nghiệp trống
Những cây thông ba lá 2 năm tuổi đã được trồng trên khoảnh đất lâm nghiệp trống

Đại diện doanh nghiệp tài trợ giống cây trồng, ông Nguyễn Siêu Hạnh nói: Doanh nghiệp xã hội chúng tôi hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức triển khai dự án về môi trường, do đó đơn vị hỗ trợ cây giống để trồng cây trên đất lâm nghiệp.

Ngoài Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, chúng tôi đã và đang hỗ trợ các đơn vị khác như Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông), Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Bình Thuận), Khu Bảo tồn Bình Châu – Phước Bửi (Bà Rịa - Vũng Tàu), rừng phòng hộ A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và riêng 2 khu vực rừng phòng hộ của Đạ Huoai, Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) tài trợ 40.000 cây giống. Đến thời điểm này, JOY đã tài trợ trồng 136.429 cây tại các địa bàn trong nước. 

Dự án Vườn Rừng của JOY Foundation phối hợp cùng với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và cơ quan lâm nghiệp nhà nước tái trồng rừng nhằm góp phần khôi phục lại những cánh rừng bị lấn chiếm, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và không khí, cải tạo đất, chống sa mạc hóa, suy thoái đất và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động thiên tai và điều hòa khí hậu.

Dự án đồng thời tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

      Nguồn: Báo Lâm Đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điểm Cháy Từ Vệ Tinh
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Cảnh Báo Cháy Rừng Lâm Đồng
Dự Án Giám Sát TMR
Dự Án Giám Sát TNR
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây